18:21 EST Thứ ba, 05/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng 1.200 mô hình chuyển giao tiến bộ KHCN

Thứ ba - 07/03/2017 10:22
Đó là mục tiêu được đưa ra tại hội thảo hướng dẫn kế hoạch cho các dự án năm 2018 thuộc Chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2025, do Văn phòng Chương trình nông thôn mới - Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức tại Hà Nội mới đây.

Thường xuyên đào tạo, tập huấn cán bộ

Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Thế Ích - Chánh văn phòng  Chương trình nông thôn mới, ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ địa phương (Bộ KHCN), đại diện Bộ Tài chính cùng  gần 200 đại biểu  đến từ 60 tỉnh thành phố,  25 đơn vị chuyển giao từ các viện, trường  đại học liên quan.

 xay dung 1.200 mo hinh chuyen giao tien bo khcn hinh anh 1

Giới thiệu công nghệ gieo hạt ngô bằng máy tại Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm.  Ảnh: K.N.V

Tại  hội thảo, bà Nguyễn Thùy Linh- Vụ phó Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) đã hướng dẫn các đại biểu về công tác tài chính kế toán, quy định quan lý tài chính của chương trình; đồng thời  giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cách chi tiêu, sử dụng nguồn vốn cấp, vướng mắc trong lập dự toán, quy chế chi tiêu... để các đơn vị triển  khai chương trình được thông suốt hiệu quả.   

 

Trong phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Thế Ích cho biết:  Chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ KHCN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025 được Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt và giao Bộ KHCN thực hiện. Trước đó chương trình đã thực hiện qua 3 giai đoạn (từ 1998 đến nay), tuy nhiên do hạn chế về nguồn nhân lực, tài chính, kinh nghiệm quyết toán dự án cũng như tổ chức thực hiện  nên mới cơ bản hoàn thành kế hoạch. Đó chính là lý do mà trước khi triển khai các nhiệm vụ của chương trình giai đoạn mới, Bộ KHCN  đã tổ chức hội thảo để tìm ra phướng hướng, bàn giải pháp thực hiện hiệu quả chương trình.

Ông Ích cũng cho hay, để triền khai hiệu quả chương trình giai đoạn này, lãnh đạo Bộ KHCN đã chỉ đạo các vụ chức năng của Bộ và Văn phòng Chương trình nông thôn miền núi xây dựng các văn bản quản lý, hướng dẫn lập kế hoạch,  tổ chức hội đồng xét duyệt và giám sát quy trình thực hiện dự án. Trong quá trình phối hợp tổ chức thực hiện cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ, các Sở KHCN địa phương, đơn vị chuyển giao công nghệ và đơn vị chủ trì dự án.

Có ít nhất 10 doanh nghiệp khoa học phục vụ miền núi

 xay dung 1.200 mo hinh chuyen giao tien bo khcn hinh anh 2

Ông Nguyễn Thế Ích - Chánh văn phòng chương trình Nông thôn mới (Bộ KHCN) phát biểu khai mạc hội thảo.

Đây chính là mục tiêu khác biệt so với giai đoạn trước, vì đây chính là khâu then chốt trong chuỗi xây dựng mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị: Nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp- nhà nông, nhằm tạo sinh kế cho vùng kinh tế khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; chuyển giao tiến bộ KHCN phải đi đôi với công tác đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở, nâng cao năng lực ứng dụng KHCN cho người dân.

 xay dung 1.200 mo hinh chuyen giao tien bo khcn hinh anh 3

Các đại biểu trao đổi tại Hội thảo.

 Ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ Địa phương đã thông tin nội dung quy định quản lý Chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2016 – 2025; Thông tư 07/2016 của Bộ KHCN hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm 2018. Theo đó, mục tiêu của chương trình giai đoạn 2016-2020 là: Xây dựng ít nhất trên 1.500 mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ có hiệu quả, ít nhất 30% mô hình thực  hiện ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, xây dựng ít nhất 20% mô hình liên kết ứng dụng công nghệ cao, tạo sinh kế cho người dân; chuyển giao ít nhất 1.500 lượt công nghệ mới,  phù hợp với vùng miền (trong đó ít nhất 20% là công nghệ cao). Chương trình cũng đặt mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng 1.500 cán bộ quản lý, 2.500 kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn trên 80.000 lượt nông dân để có trình độ kỹ thuật, quản lý áp dụng vào sản xuất.

Ông Liễu cũng nêu các giải pháp để thực hiện chương trình hiệu quả như: Ứng dụng chuyển giao các tiến bộ phù hợp cụ thể theo vùng; xây dựng mô hình phù hợp; đào tạo đội ngũ cán bộ; truyền thông phổ biến kiến thức khoa học...

Tác giả bài viết: Thùy Linh

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 168

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 167


Hôm nayHôm nay : 46999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 236811

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70464126