10:19 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng NTM ở Cà Mau

Thứ tư - 28/05/2014 22:10
Là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn nhưng Cà Mau đã tìm ra những cách làm riêng để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Ông Lê Văn Sử (ảnh), Giám đốc Sở NN- PTNN tỉnh Cà Mau, đã chia sẻ những cách làm của tỉnh Cà Mau.

13-51-52_ong-le-vn-su_gd-so-nn-c-mu

Xây dựng NTM ở từng địa phương có cách làm sáng tạo theo đặc thù. Vậy, Cà Mau chọn cách nào để đột phá, thưa ông?

Thứ nhất là công tác chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm. Ngay từ khi Quyết định 800 của Thủ tướng Chính phủ ra đời, tỉnh đã chọn 4 xã làm điểm chỉ đạo. Mỗi huyện, thành phố cũng chọn 2 xã làm điểm chỉ đạo để tập trung, dồn sức chỉ đạo quyết liệt.

Cùng với sự phân công cụ thể, rõ ràng trách nhiệm giữa các cấp, các ngành, giữa các tổ chức chính trị, xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM. Riêng 4 xã chỉ đạo điểm của tỉnh còn được UBND tỉnh quan tâm, phân công cho 4 Sở, ngành phụ trách để hỗ trợ 4 xã về đích vào năm 2015.

Thứ hai, tập trung nguồn lực từ các chương trình, dự án đang triển khai lồng ghép xây dựng hạ tầng cho phát triển kinh tế ở nông thôn gắn với việc tập trung chỉ đạo phát triển SX làm khâu đột phá. Chính hai sự tập trung này đã tạo ra nguồn lực mới cho phát triển nông thôn trong công cuộc xây dựng NTM ở Cà Mau.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, vận động được quan tâm chỉ đạo, qua đó tạo ra sự đồng thuận xã hội, nhất là sự đồng thuận của người dân ở địa phương, từ đó đã huy động được nguồn lực to lớn góp sức cho công cuộc xây dựng NTM.

trng-tiu-hic-it-chun-tii-xu-tc-von-tp-c-mu153022266

Trường tiểu học đạt chuẩn tại xã Tắc Vân, TP. Cà Mau

Cà Mau đã làm gì để đẩy mạnh SX, giúp nông dân nâng cao thu nhập?

Lĩnh vực thủy sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nên được ưu tiên phát triển cả 2 thế mạnh nuôi trồng và khai thác.

Nuôi trồng thủy sản xuất hiện nhiều mô hình có hiệu quả như nuôi tôm quảng canh cải tiến, năng suất bình quân đạt từ 500-800 kg/ha/vụ, tăng từ 200-450 kg/ha/vụ và tăng thêm lợi nhuận 10-15 triệu đồng/ha/vụ so với nuôi quảng canh truyền thống. Đặc biệt, mô hình nuôi tôm công nghiệp đang được nhân rộng, năng suất bình quân đạt từ 4-6 tấn/ha/vụ, lợi nhuận thu được 150-200 triệu/ha/vụ.

Chỉ trong 3 năm qua diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh tăng hơn 5 lần so với trước đây. Ngoài ra còn nhiều mô hình khác như mô hình nuôi cá chình thương phẩm năng suất đạt 10-15 tấn/ha/năm, lợi nhuận đạt được 300-400 triệu đồng/ha...

“Cà Mau là một trong những tỉnh có cơ sở hạ tầng khó khăn vào bậc nhất so với cả nước. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Cà Mau không chỉ khó khăn do nền đất yếu mà còn do nhiều vấn đề khác. 
Trước tiên phải kể đến là nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế so với nhu cầu; Cà Mau nằm xa vùng nguyên liệu xây dựng hạ tầng; bên cạnh đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng đặt ra nhiều vấn đề trong việc xây dựng hạ tầng ở nông thôn Cà Mau; mặt khác, do đặc thù SX ở Cà Mau nhất là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phải xây dựng cống cấp thoát nước xuyên qua đường hầu hết các trục đường giao thông bộ dẫn đến tốn kém nhiều kinh phí, suất đầu tư cao...

Trong điều kiện khó khăn như vậy, Cà Mau đã có nhiều cách làm phù hợp thực tế, suất đầu tư thấp mà phù hợp với điều kiện của Cà Mau”, ông Lê Văn Sử.

Triển khai thực hiện khai thác thủy sản hướng xa bờ, từng bước ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để giúp bà con ngư dân nâng cao hiệu quả đánh bắt, giảm áp lực khai thác ở vùng biển ven bờ, tạo điều kiện phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Tổng sản lượng khai thác thủy sản bình quân hằng năm trên dưới 150.000 tấn, giải quyết được việc làm cho trên 30.000 lao động.

Lĩnh vực nông nghiệp: Nổi bật là mô hình 3 giảm 3 tăng, mô hình SX lúa giống cấp xác nhận… Năng suất lúa bình quân đạt 5-5,5 tấn/ha, cá biệt có hộ đạt trên 7 tấn/ha. Lợi nhuận bình quân mô hình 3 giảm 3 tăng từ 12-15 triệu đồng/ha/vụ, cá biệt có nơi đạt 20 triệu đồng/ha/vụ; mô hình SX lúa giống đạt từ 18-20 triệu đồng/ha, cá biệt 30 triệu đồng/ha.

Chênh lệch của mô hình này với mô hình SX truyền thống từ 3-5 triệu đồng/ha/vụ. Hiện nay, tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn nhằm nâng cao năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế trong phát triển SX.

- Phát triển chăn nuôi tập trung gắn với phòng chống dịch bệnh. Các mô hình về chăn nuôi an toàn sinh học đang phát huy hiệu quả như: nuôi heo sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường; chăn nuôi gà thả vườn đã thành công với phương thức chăn nuôi an toàn sinh học.

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Phát triển mô hình trồng keo lai trong lâm phần rừng tràm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân vùng U Minh Hạ. Keo lai có chu kỳ thu hoạch ngắn hơn so với tràm bản địa, nhưng lại có sinh khối lớn hơn và hiệu quả kinh tế hơn.

Keo lai trồng chỉ 4-6 năm thu hoạch, trong khi cây tràm bản địa phải từ 8-12 năm; mỗi héc-ta keo lai cho sản lượng từ 250-300 m3 gỗ, trong khi cây tràm bản địa chỉ từ 100-120 m3 gỗ. Bình quân mỗi héc-ta keo lai lợi nhuận hơn 100 triệu đồng.

Ngoài ra tỉnh còn quan tâm chỉ đạo SX đa cây, đa con nhằm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, tăng hiệu quả SX trên một đơn vị diện tích, mô hình tiêu biểu là SX một vụ lúa trên đất nuôi tôm.

Đây là mô hình bền vững đem lại hiệu quả kinh tế cao, ít xảy ra dịch bệnh, năng suất tôm nuôi trên đất có trồng lúa trung bình đạt từ 400 - 460 kg/ha/năm, tăng từ 20 - 30% so với điều kiện tôm nuôi trên đất không trồng lúa, lợi nhuận bình quân đạt 60 triệu đồng/ha/2vụ.

Năm 2014, tỉnh Cà Mau có xã nào có thể về đích NTM không và ưu tiên của tỉnh trong năm nay là gì?

Ngay đầu năm 2014, UBND tỉnh đã chỉ đạo cho Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xác định lại lộ trình của các xã có khả năng đạt chuẩn NTM. Trên cơ sở đó, Thường trực Ban Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với cấp huyện và 23 xã điểm rà soát, đánh giá đúng thực trạng của các xã, cho thấy cuối năm 2014 có 2 xã có khả năng cơ bản đạt chuẩn NTM (xã Tắc Vân, TP. Cà Mau và xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi). Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã có dự kiến bố trí tăng vốn đầu tư cho 2 xã nêu trên.

Xin cám ơn ông!

Trần Hiếu
Nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 441


Hôm nayHôm nay : 40719

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 558221

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70785536