10:41 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng mô hình sản xuất xoài và nhãn theo VietGAP

Thứ năm - 19/12/2019 06:49
Ngày 19/12, Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri) tổ chức hội thảo tổng kết Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất xoài và nhãn theo VietGAP ở vùng Nam Bộ phục vụ xuất khẩu”.

Theo Viện Sofri, diện tích cây ăn quả các tỉnh phía Nam hiện đạt trên 596.000.000 ha, chiếm 56% diện tích cả nước, trong đó vùng ĐBSCL có khoảng 347.614.900 ha.

Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng, sản xuất chuyên canh, thâm canh đã giúp năng suất và sản lượng một số loại cây ăn trái phía Nam đạt trên 4,6 triệu tấn, chiếm 62% sản lượng cả nước; trong đó ĐBSCL đạt hơn 3 triệu tấn. 

GS.Nguyễn Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Sofri phát biểu khai mạc. 

Đối với cây nhãn được trồng tập trung tại các tỉnh BR-VT, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp; xoài trồng tập trung tại các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp. Cả hai loại trái này đều có nhiều tiềm năng trồng rải vụ để phục vụ xuất khẩu hiệu quả.  

TS.Lê Quốc Điền, Giám đốc trung tâm chuyển giao tiến bộ kĩ thuật - Viện Sofri, kiêm Chủ nhiệm Dự án cho biết: “Dự án được triển khai từ năm 2017-2019, khoảng 80 hộ dân tại 6 tỉnh vùng ĐBSCL tham gia thực hiện, với 160 ha nhãn, xoài 200 ha. Đến nay, cả hai loại trái xoài và nhãn đều mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho nông dân”.

TS.Lê Quốc Điền, Chủ nhiệm Dự án kiểm tra các vườn cây trái ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Theo TS. Điền, thông qua dự án, nông dân được ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh xoài, nhãn theo quy trình VietGAP, giúp hàng trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Dự án cũng đã xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất, quản lý tạo liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu với nông dân theo chuỗi giá trị sản phẩm xoài, nhãn xuất khẩu vào thị trường Úc, Mỹ, Nhất, Newzealand…

Nhà vườn thu hoạch xoài trong vùng dự án.

Kết quả từ dự án đã làm thay đổi tư duy sản xuất cho nông dân, ghi chép nhật ký rất đầy đủ. Nông dân áp dụng tốt kỹ thuật tỉa cành tạo tán, xử lý ra hoa thành công, tiến hành đồng bộ bao trái xoài từ 30% ban đầu đến tỉ lệ đạt 100% khi tham gia vào dự án. Thông qua tập huấn, nông dân đã nắm bắt được kỹ thuật quản lý tốt các nhóm sâu bệnh kiểm dịch xuất khẩu.

Nhân rộng mô hình dự án trồng xoài.

Dự án kết thúc, các địa phương bắt đầu cho nhân rộng các mô hình hiệu quả từ trong dự án này. Viện Sofri vẫn tiếp tục hỗ trợ tập huấn kỹ thuật cho nông dân các tỉnh nhằm giúp nông dân nắm bắt cập nhật được các kỹ thuật mới trong sản xuất và thông tin thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.  

Theo Minh Sáng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 234


Hôm nayHôm nay : 108416

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 818530

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73865501