02:24 EDT Thứ hai, 01/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn hiện đại, đồng bộ

Thứ bảy - 14/05/2016 23:29
Sau 5 năm thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân, thành phố Hà Nội trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới, với 52% số xã đạt chuẩn. Phát huy kết quả này, thành phố tiếp tục thực hiện chương trình, với mục tiêu đến năm 2020 có hơn 80% số xã đạt chuẩn.
Vùng trồng hoa tập trung tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm.

Vùng trồng hoa tập trung tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2011, Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình số 02 về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 - 2015. Sau năm năm thực hiện, với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Thành ủy, sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của người dân, chương trình đạt nhiều kết quả. Diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét, được nhân dân ghi nhận.

Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn An Vọng (xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ) Đinh Quang Huy vui mừng chia sẻ, xây dựng nông thôn mới đã giúp người dân thay đổi suy nghĩ, từ chỗ trông chờ sự giúp đỡ của cấp trên sang chủ động, sáng tạo để xây dựng quê hương; cách làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, chuyển sang hiện đại, quy mô lớn. Người dân được dân chủ bàn bạc, tham gia trực tiếp vào mọi chương trình dự án đầu tư, trở thành chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Khi đã thấy được lợi ích, hiệu quả thiết thực chương trình xây dựng nông thôn mới mang lại, người dân đã tự nguyện đóng góp kinh phí để bê-tông hóa toàn bộ đường làng, ngõ xóm, hiến hơn 4.000 m2 đất làm sân vận động mà không đòi hỏi tiền đền bù, hỗ trợ đất. Khi thực hiện dồn điền đổi thửa, mỗi nhân khẩu tự nguyện góp 30 m2 đất để dành quỹ đất xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Đáng chú ý, những công việc nhiều năm chưa làm được, như nghĩa trang nhân dân xuống cấp, không theo quy hoạch, nhà văn hóa, đình chùa xuống cấp… được người dân đồng thuận góp sức xây dựng.

Còn ở huyện Phú Xuyên, chương trình xây dựng nông thôn mới đã mang lại diện mạo mới cho sản xuất nông nghiệp. Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Văn Thọ cho biết, Phú Xuyên là huyện chiêm trũng, thuần nông, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, cho nên huyện xác định tập trung chuyển đổi những diện tích sản xuất kém hiệu quả, gắn với đầu tư cơ giới, sang mô hình cây trồng, chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao, như măng tây xanh, su hào chịu nhiệt trái vụ, rau cần, khoai tây, bí xanh, cây ăn quả, chăn nuôi bò sữa, bò thịt... là khâu đột phá để phát triển sản xuất bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân. Thời gian qua, huyện đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được hơn 1.700 ha, hình thành hơn 70 trang trại quy mô lớn. Việc đưa các giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất đã tăng giá trị sản xuất trên mỗi ha từ hai đến ba lần, thậm chí năm đến sáu lần so với cây lúa. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đẩy mạnh đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong những năm tiếp theo, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay, 100% số xã trên địa bàn thành phố đã hoàn thành lập quy hoạch nông thôn mới. Thành phố đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, với diện tích gần 77 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, gắn với quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, đầu tư phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng. Hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, như vùng sản xuất rau an toàn, trồng hoa, cây ăn quả, lúa chất lượng cao, chăn nuôi gia cầm, bò thịt, bò sữa, thủy sản tập trung quy mô lớn... góp phần nâng cao giá trị sử dụng đất và thu nhập cho nông dân. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 14 triệu đồng/người năm 2011 lên 33 triệu đồng/người năm 2015, vượt tám triệu đồng so với mục tiêu. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,25% năm 2011 xuống còn dưới 1,5% năm 2015. Tổng nguồn vốn đầu tư cho khu vực nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 hơn 63.550 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước hơn 52.660 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước (doanh nghiệp, nhân dân đóng góp và nguồn khác…) gần 11 nghìn tỷ đồng. Đến hết năm 2015, thành phố có 201 xã trong tổng số 386 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 12% so với mục tiêu đề ra. Trong 185 xã còn lại, có 102 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 83 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí. Huyện Đan Phượng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới năm 2015. Ba huyện Thanh Trì, Đông Anh và Hoài Đức đang trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình còn bộc lộ nhiều hạn chế, như sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi vẫn mang tính truyền thống, lạc hậu, thu nhập của người dân bấp bênh, thiếu ổn định; công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm; ứng dụng công nghệ vào sản xuất kém; các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn ít; các nông sản có chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm chưa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Thủ đô... Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh, cùng với việc khắc phục các hạn chế trên, từ nay đến năm 2020, Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả tuyên truyền, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, kỹ thuật sản xuất tiên tiến gắn với phát triển làng nghề và dịch vụ ở nông thôn. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, phấn đấu năm 2020 đạt 49 triệu đồng trở lên. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn đồng bộ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống nông dân..., phấn đấu đến năm 2020 có hơn 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo Minh Vân/nhandan.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 152

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 151


Hôm nayHôm nay : 978

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 28291

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64014235