18:09 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới: Còn nhiều việc phải làm

Thứ sáu - 13/05/2016 05:48
Theo đánh giá Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tại buổi làm việc với đại diện Chính phủ, các bộ, ngành về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra sáng qua (13.4) thì việc xây dựng nông thôn mới đã thu được nhiều kết quả. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn “vấp” phải căn bệnh chạy theo thành tích, nên kết quả chưa đạt yêu cầu.

Nhiều nơi còn chạy theo thành tích

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: “Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cả nước huy động được khoảng 851.380 tỉ đồng đầu tư cho Chương trình. Riêng ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình 98.664 tỉ đồng”. Còn theo số liệu báo báo của Chính phủ đến hết tháng 3. 2016, cả nước đã có 1.761 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm khoảng 20% tổng số xã trên toàn quốc. Hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn, điều kiện sống cả vật chất, tinh thần của số lượng lớn dân cư được nâng cao rõ rệt.

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực, riêng giai đoạn 2013- 2015, tốc độ tăng GDP ngành Nông nghiệp đạt 2,83%/năm, giá trị sản xuất tăng 3,41%/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt gần 29,5 tỉ USD/năm; có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều, sắn, hoa quả, gỗ và sản phẩm từ gỗ, tôm, cá tra. Chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện, tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất ngành đã tăng từ 64,7% năm 2013 lên 68% năm 2015. Những kết quả trên đã góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.

con nhieu viec phai lam
Xây dựng nông thôn  mới đã đạt nhiều kết quả, song vẫn còn nhiều việc phải làm.

Tuy nhiên, đại diện Chính phủ cũng nhấn mạnh, giai đoạn tới Chính phủ cũng sẽ tập trung khắc phục các biểu hiện chạy theo thành tích ở một số địa phương; tập trung xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản. Làm rõ trách nhiệm và xử lý kỷ luật nghiêm khắc nếu để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, phát sinh nợ xây dựng cơ bản không đúng quy định trên địa bàn. Các địa phương phải bố trí đủ vốn ngân sách địa phương theo quy định của Chính phủ để thực hiện Chương trình, trong đó có ưu tiên cho các xã đã đạt trên 15 tiêu chí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo đúng quy định tại Nghị quyết 100/2015/QH13 .

Thành viên Đoàn giám sát băn khoăn trước tình trạng có một số địa phương có biểu hiện chạy theo thành tích trong xây dựng nông thôn mới. Một số nơi huy động quá sức dân, hoặc nợ đọng xây dựng cơ bản không có khả năng thanh toán. Theo thống kê của Chính phủ, số nợ đọng của 35/41 tỉnh, thành phố đã có báo cáo khoảng 8.600 tỉ đồng. Thế nên, Chính phủ cần phải làm rõ tỉ lệ nguồn vốn xã hội hóa trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới là bao nhiêu? Hiệu quả của nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn xã hội hóa thời gian qua như thế nào?

Bên cạnh  việc đánh giá cao những kết quả đạt được trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2015 như bản báo cáo của Chính phủ, các thành viên của UBTVQH cũng đã chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. Cụ thể, đang có sự chênh lệch khá lớn về mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại các vùng miền. Trong khi số xã đạt chuẩn nông thôn mới vùng Đông Nam Bộ là 46,4%, Đồng bằng sông Hồng là 42,8% thì miền núi phía Bắc chỉ đạt 8,2%, Tây Nguyên 13,2%, ĐBSCL đạt 16,7%. Sở dĩ  có sự chênh lệch quá lớn này, theo đánh giá của UBTVQH  là do Chương trình chưa rõ tính đặc thù trong việc đưa ra các giải pháp, bố trí nguồn lực và phân cấp cho địa phương các vùng khó khăn. Không thể xem nhẹ yếu tố môi trường

Mặc dù Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, song theo đánh giá của Đoàn giám sát (UBTVQH), ở nhiều địa phương, tiêu chí môi trường đang bị xem nhẹ. Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gắn với quá trình “bê tông” hóa đang gây bức xúc cho nhân dân.

Về vấn đề này bà Hoàng Thị Hoa - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề nghị Chính phủ cần phải làm rõ tỉ lệ các hộ dân được sử dụng nước sạch, một địa bàn xã bê tông hóa bao nhiêu phần trăm là đủ? Tình trạng ô nhiễm môi trường do công nghiệp, làng nghề như thế nào, xử lý ra sao? Vì thực tế hiện ở nhiều nơi môi trường đang bị ô nhiễm . Còn một số thành viên Đoàn giám sát thì đề nghị  xây dựng nông thôn mới cần tính đến việc giữ gìn nét văn hóa truyền thống dân tộc. “Xây dựng nông thôn mới không có nghĩa là xóa hết những nếp nhà sàn ở miền núi, xóa hết những kiểu nhà truyền thống ở các vùng nông thôn, thay bằng những kiểu nhà ống, phân lô” - bà Hoa nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến xây dựng nông thôn mới, nhiều ý kiến của Đoàn giám sát đưa ra cảnh báo đáng để suy nghĩ, đó là: Sau 5 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, mặc dù cơ sở hạ tầng, bộ mặt nhiều vùng nông thôn có nhiều thay đổi, nhưng đời sống văn hóa tinh thần, tình làng nghĩa xóm, các ứng xử văn hóa nhân văn, nghĩa tình lại đang dần bị mất đi… Thế nên,  thời gian tới,  việc triển khai xây dựng nông thôn mới cần tập trung vào các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, đồng thời gỡ nút thắt, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp; khuyến khích áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông sản, chuyển đổi từ mô hình sản xuất nhỏ lẻ, tùy tiện sang mô hình sản xuất hàng hóa, bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn, truy xuất nguồn gốc, hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Xây dựng nông thôn mới không có nghĩa là xóa đi cái cũ; cũng không có nghĩa là để môi trường sống bị ô nhiễm hơn, một số thành viên đoàn giám sát kiến nghị.

N. Tuấn/laodongthudo.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 320

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 316


Hôm nayHôm nay : 45528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1330960

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68561123