23:28 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới: Tránh máy móc, dập khuôn

Thứ bảy - 24/03/2012 10:53
Tại cuộc giao lưu trực tuyến với nhân dân qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ sáng qua (22/3), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh, trong xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương cần lựa chọn bước đi phù hợp, tránh thực hiện máy móc các tiêu chí.
Nhờ huy động tốt các nguồn lực, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng đã xây dựng được đường làng ngõ xóm khang trang. Ảnh: Quang Thiện.

Nhờ huy động tốt các nguồn lực, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng đã xây dựng được đường làng ngõ xóm khang trang. Ảnh: Quang Thiện.

Linh hoạt thu hút nguồn lực

Xây dựng NTM là chương trình lâu dài của Đảng, Chính phủ và là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các địa phương. Chính vì vậy, trong buổi đối thoại, nhiều người dân ở khắp mọi miền đất nước đã gửi đến người đứng đầu ngành nông nghiệp nhiều băn khoăn, trăn trở với chương trình này. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí xây dựng NTM của T.Ư chưa phù hợp với thực tế ở địa phương. Nhất là các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm… Nếu làm theo tiêu chí mới, địa phương phải phá bỏ phần lớn cơ sở hạ tầng hiện đang sử dụng, gây lãng phí lớn và hạn chế về nguồn lực.

Ông Lê Văn Tuyên, Bí thư Đảng ủy xã Tuấn Hưng, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương chia sẻ: Hiện nay chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp như đường giao thông nội đồng, mương máng phục vụ tưới tiêu còn rất ít. Ngân sách Nhà nước cấp chỉ đáp ứng được khoảng từ 20 - 50% nhu cầu, còn lại địa phương phải huy động nhân dân đóng góp. Tuy nhiên, do đời sống của người dân còn rất nghèo nên việc huy động nguồn lực gặp nhiều khó khăn.

Trước những băn khoăn đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát chia sẻ, việc đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn là vấn đề lớn, yêu cầu nhiều công sức cũng như vốn đầu tư. Thực hiện Nghị quyết T.Ư 7, đặc biệt là trong Chương trình xây dựng NTM, Nhà nước đang tiếp tục huy động các nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp cho các xã để tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng. Do nguồn lực có hạn nên các địa phương phải làm từng bước.

Còn về các tiêu chí NTM, Bộ trưởng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy định về 19 tiêu chí NTM với 39 tiêu chí phụ. Các địa phương nên xác định những nội dung thiết thực nhất, phù hợp với hoàn cảnh địa phương để huy động vốn tổ chức thực hiện. "Không nhất thiết phải phá bỏ những gì đang có, ngược lại cần tận dụng nó. Tức là các địa phương phải rất linh hoạt, hướng tới mang lại một cuộc sống tốt hơn cho người dân chứ không phải chỉ đạt những tiêu chí đó một cách máy móc" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Nâng cao chất lượng nông sản

Một trong những tiêu chí quan trọng của xã NTM là thu nhập của người dân nông thôn phải đạt 1,5 lần mức thu nhập bình quân của toàn khu vực. Với địa bàn nông thôn, biện pháp hiệu quả để tăng thu nhập là đẩy mạnh nâng cao chất lượng, giá trị nông sản. Trong đó canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP sẽ là xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, một nghịch lí là hiện nay, nhiều nông dân ở các tỉnh đã rút khỏi các hình thức canh tác này do thủ tục rườm rà, chi phí lớn nhưng đầu ra không tương xứng.

Trước thực trạng trên, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, các địa phương nên tìm hiểu và nắm bắt kỹ về thị trường trước khi tổ chức sản xuất, tốt nhất là có cam kết, hợp đồng với các doanh nghiệp thu mua sản phẩm để đảm bảo đầu ra ổn định cho người nông dân. Mặt khác, cần có sự liên kết để tổ chức sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn. Từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu làm việc hiệu quả.

Đặc biệt, trong quá trình triển khai, các địa phương cần lựa chọn và tập trung vào phát triển những nông sản chủ lực, có tiềm năng để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Hiện Bộ NN&PTNT đang nỗ lực triển khai thực hiện Luật công nghệ cao, thúc đẩy phát triển các mô hình sản xuất Công nghệ cao để giúp người dân từng bước nâng cao thu nhập.
 
Tại cuộc đối thoại trực tuyến, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng trả lời nhiều vấn đề "nóng" của ngành nông nghiệp như: Bảo vệ rừng, giảm tổn thất sau thu hoạch, xuất khẩu nông sản, vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản…
Theo Ktdt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 394


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1009048

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71236363