20:33 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới cần chính sách mới

Thứ bảy - 12/12/2015 10:05
Thực tiễn sau 5 năm xây dựng nông thôn mới cho thấy đã đến lúc cần rà soát hệ thống chính sách liên quan để sửa đổi những điểm chồng chéo, chưa phù hợp; bổ sung, hoàn thiện, ban hành chính sách mới, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới. Mục tiêu then chốt của xây dựng nông thôn mới (NTM) là rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, xây dựng bộ mặt nông thôn hiện đại, đem lại lợi ích cho đông đảo nông dân.
Để xây dựng NTM đạt hiệu quả trong giai đoạn tới, Chính phủ và các cơ quan hữu quan cũng cần rà soát lại các văn bản quy phạm và các chính sách cụ thể, vừa bảo đảm tính nhất quán trong công tác chỉ đạo, vừa tránh chồng chéo trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung NTM.

Xây dựng tiêu chí linh hoạt theo phân loại nông thôn

Trước hết cần điều chỉnh một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM theo hướng phù hợp với từng vùng miền (đồng bằng, ven đô, vùng núi, ven biển, hải đảo). Theo đó, ban hành các tiêu chí “Huyện NTM“ theo hướng bổ sung các chỉ tiêu về liên kết vùng, liên kết giữa các xã trong huyện về sản xuất, giao thương cũng như các hạ tầng dùng chung.

Ngoài ra, cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ xây dựng NTM đối với các vùng cao, bãi ngang, hải đảo có đặc điểm riêng và xuất phát điểm thấp.

Với tính chất đa dạng, phức tạp, chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng miền như ở nước ta, không thể áp dụng một cách rập khuôn các tiêu chí. Vì vậy có thể phân chia nông thôn nước ta thành các loại nông thôn (như việc phân loại đô thị) để có cơ chế đầu tư phù hợp và ban hành các bộ tiêu chí phù hợp, tương thích.

Đối với loại nông thôn ở điều kiện phát triển kém thì cần phải tính đến những chính sách, cơ chế, hỗ trợ đặc thù nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cú hích tốt để làm tiền đề cho các địa phương này thực thi xây dựng NTM.

Việc phân loại nông thôn và linh hoạt điều chỉnh một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, vùng miền, loại nông thôn là điều cần thiết. Điều này cần có cơ chế chính sách hợp lý, khoa học, để vừa đạt được mục tiêu của NTM vừa không phá vỡ những nét văn hóa vốn có và phát huy được tiềm năng của từng vùng miền, từng địa phương.

Đồng thời, tránh tình trạng chạy đua, bệnh thành tích, ép dân đóng góp... như đã xảy ra.

Có cơ chế lồng ghép các nguồn vốn

Cần tích hợp các chương trình, chính sách để bảo đảm không xảy ra chồng chéo trong hoạt động và triển khai các nội dung trùng lắp như chương trình 135, chương trình theo Nghị quyết 30A, chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang... (đều có các phần trùng lắp nhau như hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ tiếp cận với đào tạo nghề...).

Muốn vậy, cần kịp thời ban hành những chính sách, cơ chế lồng ghép các nguồn vốn thực hiện xây dựng NTM theo quy định để định hướng, hướng dẫn các địa phương vừa vận dụng đúng mục đích các nguồn vốn của Nhà nước, tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, không đúng hướng các nguồn vốn quốc gia vừa tạo điều kiện, cơ chế cho các địa phương phát huy nội lực và huy động các nguồn vốn xã hội hóa cho xây dựng NTM ở địa phương.

Cùng với đó là việc hoàn thiện và thực thi chính sách thu hút đầu tư các doanh nghiệp về nông thôn trong một số lĩnh vực, nhằm giải quyết được việc làm cho cư dân nông thôn, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, vừa tạo lực hút các nguồn lực (nhân lực trẻ) về lại địa phương.

Để làm được điều này, cần có những cơ chế, chính sách ưu đãi cho những doanh nghiệp có ngành nghề liên quan đến nông nghiệp, chế biến sản phẩm nông nghiệp, và bảo đảm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp.

Không để cán bộ địa phương phải “đóng quá nhiều vai”

Việc triển khai xây dựng NTM thời gian qua cũng bộc lộ một số bất cập về công tác cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực này. Trong đó, do yêu cầu của từng cấp, ngành mà đã hình thành quá nhiều ban chỉ đạo dẫn đến tình trạng “giẫm chân” lên nhau trong công tác chỉ đạo và hiện tượng “lạm phát” họp hành.

Thiết nghĩ, xây dựng NTM là chương trình có tính chiến lược, tổng thể nên công tác tổ chức, cơ cấu cán bộ cần phải được hoạch định một cách khoa học, tránh tình trạng cán bộ địa phương phải “đóng quá nhiều vai” vừa thuộc các ban chỉ đạo, vừa thuộc ban điều hành, tổ giúp việc.

Do vậy, Trung ương nên nghiên cứu về chính sách, cơ chế để ghép các ban chỉ đạo, ban điều hành nhằm giảm hội họp. Qua đó công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện mới hiệu quả, tránh lãng phí (chẳng hạn có thể ghép Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư với Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM).
Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm NTM các cấp (nhất là cấp xã), trong đó cần tính đến cán bộ chuyên trách (một phó chủ tịch phụ trách về NTM) để có điều kiện pháp lý trong định hướng chỉ đạo và điều hành NTM trong thời gian tới. 
 
Theo Tri trức và phát triển
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xây dựng, nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 286

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 285


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1072913

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72755622