19:53 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới gắn liền với xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư

Thứ bảy - 04/05/2013 10:49
Thực hiện CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (TDĐK XD ĐSVH ƠKDC) cùng mục tiêu quốc gia về nông thôn mới (NTM), trong những năm qua dù còn nhiều khó khăn nhưng bằng sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, tham mưu của Ban MTTQ tỉnh đã và đang từng bước đưa phong trào đi lên mạnh mẽ cùng những kết quả rất đáng khích lệ.
 


Nhờ xây dựng NTM gắn với đoàn kết trong khu dân cư, 
xã Đắc Mar huyện Đắc Hà dần khởi sắc

Khởi sắc nhiều vùng quê 
Thực hiện nghị quyết TƯ7 khóa IX về "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” trước hết tập trung phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, bằng việc triển khai hiệu quả CVĐ "TDĐKXDĐSVHƠKDC” cùng mục tiêu xây dựng NTM, tập hợp các giai tầng xã hội, kiện toàn củng cố hệ thống chính trị từ cơ sở, triển khai hiệu quả các chương trình chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, lắng nghe và kịp thời giải quyết những kiến nghị đề xuất của nhân dân. Với đặc thù là tỉnh có đến 53% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và đường biên giới khá dài tiếp giáp với hai nước Lào và Campuchia, nhưng khi sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy nhân dân trên toàn địa bàn đã chung sức, đồng lòng tạo nên sự đồng thuận cao, gỡ bỏ được những mặc cảm, cùng chung tay xây dựng và phát huy truyền thống gắn bó, đoàn kết của dân tộc. Chính nhờ công tác vận động tốt và tập trung ưu tiên vào các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mà đến nay toàn tỉnh đã thực hiện được phần lớn danh mục nằm trong tiêu chí về NTM, tỉ lệ hộ nghèo giảm, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Về cơ bản toàn tỉnh đã có đường ô tô về trung tâm các xã và bê tông hóa các con đường về các buôn làng, đặc biệt phong trào hộ giàu giúp đỡ hộ nghèo đang được hưởng ứng khắp trên toàn tỉnh. Đến nay toàn tỉnh cơ bản đã giải quyết được các mục tiêu về nước sạch, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, các hộ đồng bào DTTS được hỗ trợ thường xuyên về đời sống như điện thắp sáng, con giống, cây giống, phân bón, hỗ trợ vay vốn, chăn màn... Trong đó, phát huy nội lực vẫn là điều quan trọng nhất để tránh tình trạng "bao cấp từ thiện”. Xây dựng cơ sở vật chất thiết yếu như y tế, giáo dục, giao thông và đưa nhân lực về địa bàn vùng sâu, vùng xa cùng đồng bào dần ổn định về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng là chính sách được chính quyền tỉnh hết sức quan tâm, chú trọng. Cuộc vận động xây dựng NTM tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cán bộ, nhân dân và người nghèo, làm thay đổi tập quán sản xuất của đồng bào DTTS theo hướng sản xuất hàng hóa, bước đầu thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đa canh, đa con, góp phần tăng thu nhập của nhóm hộ nghèo ở cả khu thành thị và nông thôn. Cuộc sống của người nghèo được cải thiện, kiến thức sản xuất, trình độ học vấn, hiểu biết pháp luật được nâng lên, điều kiện chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn, 100% người nghèo được miễn phí đi học phổ thông, học nghề, khám chữa bệnh, trợ giúp pháp lý và hỗ trợ xây nhà ở. 

Khôi phục nhiều lễ hội văn hóa
Cùng với việc phát triển kinh tế, vấn đề khôi phục các lễ hội văn hóa của đồng bào DTTS cũng được tỉnh chú trọng. Khi cái ăn, cái mặc không còn là nỗi lo thường ngày thì những sinh hoạt tinh thần được cải thiện rõ nét, từ việc xây dựng nhà Rông văn hóa đến các hoạt động như thể dục thể thao, các lễ hội cồng chiêng... góp phần làm sống lại không gian văn hóa Tây Nguyên hùng vĩ. Mặc dù chủ trương khôi phục lại nhà Rông là chủ trương chung và có nguồn kinh phí hỗ trợ, nhưng phần lớn vẫn là do nhân dân đóng góp, điều đó thể hiện sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân trong việc gìn giữ và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc mình. Những ngôi làng cổ ở Kon Klong, Kon Ktur... vẫn giữ được nét hoang sơ, đậm chất huyền bí của Tây Nguyên đang hàng ngày đón khách du lịch về khám phá. 

Song song với sự khôi phục nhiều lễ hội văn hóa, giáo dục và đào tạo đã thay đổi diện mạo rõ rệt về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và nâng cao được chất lượng giáo dục đào tạo trên địa bàn toàn tỉnh. Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương. Tuy nhiên do tính chất phức tạp về mặt địa lí và dân cư của tỉnh, nên công tác triển khai chưa đạt hết tính toàn diện. Nhìn về các mặt đạt được về sự chuyển mình trong cuộc vận động TDĐKXDĐSVHƠKDC cũng như mục tiêu nông thôn mới mà trong những năm qua tỉnh Kon Tum đã thực hiện không thể phủ nhận những cố gắng mà các cấp ủy chính quyền, các ban ngành cùng nhân dân trong toàn tỉnh đã làm. Hi vọng với sự quyết tâm cùng các giải pháp thiết thực, hiệu quả, tỉnh Kon Tum sẽ là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về thực hiện các mục tiêu quốc gia, góp phần xây dựng một Tây Nguyên phát triển về kinh tế và đậm đà bản sắc văn hóa, ổn định về an ninh, quốc phòng. 

KIM HOÀNG
Theo báo Đại đoàn kết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 218


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1123471

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72806180