02:24 EDT Thứ hai, 01/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội: Mê Linh đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội: Mê Linh đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Thứ tư - 26/02/2020 02:11
Những năm gần đây, huyện Mê Linh, Hà Nội ngày càng chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào sản xuất. Theo đó, trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, mang lại hiệu quả kinh tế. Với định hướng phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững, huyện chủ trương tiếp tục mở rộng các vùng chuyên canh quy mô lớn, đồng thời, hình thành các chuỗi giá trị để ổn định đầu ra cho nông sản.

Vùng sản xuất rau an toàn tại HTX Dịch vụ tổng hợp Đông Cao của huyện Mê Linh

Mở rộng vùng chuyên canh quy mô lớn

Để có cơ sở thực hiện việc đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ưu tiên phát triển cây trồng có thế mạnh trên địa bàn, huyện Mê Linh xác định bước đầu tiên phải thực hiện việc quy hoạch sản xuất. Do vậy, đến năm 2018, UBND huyện đã hoàn thành công tác quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp cho 13 xã giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030, bao gồm các xã: Vạn Yên, Tiến Thịnh, Chu Phan, Thạch Đà, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt, Tam Đồng, Liên Mạc, Tự Lập, Tiến Thắng, Thanh Lâm và Kim Hoa. Theo đó, trên địa bàn huyện sẽ xây dựng tổng số 135 vùng, trong đó có 43 vùng sản xuất lúa cao sản, chất lượng cao với diện tích hơn 2.0586ha; 92 vùng sản xuất tập trung với diện tích hơn 3.222ha.

Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, huyện Mê Linh tập trung hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung, như: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao với quy mô 50ha/vùng trở lên tại xã Liên Mạc, Tam Đồng, Tự Lập, Thạch Đà; vùng sản xuất cây ăn quả với quy mô 20ha trở lên tại xã Hoàng Kim, Chu Phan, Tiến Thịnh, Thanh Lâm, Kim Hoa, Tiến Thắng; vùng sản xuất hoa chất lượng cao quy mô 20ha trở lên tại xã Văn Khê, Mê Linh, Đại Thịnh, Kim Hoa...; vùng sản xuất rau các loại tại các xã Đại Thịnh, Tráng Việt, Tiền Phong, Tiến Thắng, Văn Khê. Qua đó, đã khai thác tối đa nguồn lực từ đất, làm giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp tăng hàng năm, năm 2015 là 137,4 triệu/ha thì đến năm 2019 là 174,8 triệu đồng/ha. Việc áp dụng KHKT vào sản xuất đã giúp một số mô hình nuôi trồng thủy sản đạt giá trị 500 triệu đồng/ha/năm, cây ăn quả đạt trên 350 - 400 triệu đồng/ha/năm, chăn nuôi đạt 500 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, có những mô hình chăn nuôi gia cầm cho lợi nhuận trên 2 tỷ đồng/năm.

Xã Tam Đồng là một trong những địa phương điển hình của huyện Mê Linh trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đơn cử, thôn Văn Lôi có tổng diện tích 270ha đất nông nghiệp, trong đó, vùng đồng Chằm rộng 15ha bị trũng, khó canh tác. Quyết tâm khai thác lợi thế từ đất, năm 2016, thôn xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa toàn bộ diện tích vùng trũng vào quy hoạch chuyển đổi. Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Văn Lôi Nguyễn Thanh Nhã chia sẻ: Sau khi quy hoạch được phê duyệt, thôn có 15 hộ gia đình nhận ruộng tại vùng đồng Chằm để thực hiện mô hình kinh tế trang trại: Trên bờ trồng cây ăn quả, dưới ao nuôi thả cá. Nhờ đó, đồng đất được khai thác hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân với hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Hiện nay, với tổng diện tích 495ha đất canh tác, sau chuyển đổi, xã Tam Đồng có khoảng 300ha trồng lúa (hơn 100ha trồng lúa chất lượng cao), còn lại là các mô hình trang trại tập trung, vùng trồng rau, hoa... Riêng hai thôn: Nam Cường, Cư An còn trồng lúa nếp cốm trên 1/2 diện tích đất canh tác, cho thu nhập gấp 1,5 lần so với lúa tẻ.

Tương tự, ở xã Tiến Thắng, tính đến nay các vùng trồng rau với tổng diện tích hơn 150ha, tập trung tại các thôn: Thái Lai, Bạch Trữ, Kim Giao, Diến Táo… đều cho hiệu quả kinh tế cao. Ông Nguyễn Công Đinh (người dân thôn Bạch Trữ) phấn khởi cho biết: “Đồng đất Bạch Trữ chỉ phù hợp trồng các loại rau gia vị và rau ăn lá các loại. Từ khi thực hiện chuyển đổi, sản xuất tập trung theo vùng, các hộ gia đình sản xuất theo quy trình an toàn nên được người tiêu dùng tín nhiệm, đầu ra sản phẩm ổn định với thu nhập 40 - 50 triệu đồng/sào/năm. Nhân dân có thu nhập ổn định ngay trên đồng đất quê hương”.

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh Phạm Thành Đô, chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để xây dựng các vùng chuyên canh tập trung trong những năm qua đã phát huy hiệu quả thiết thực. Sản xuất nông nghiệp của huyện Mê Linh được xác định cần tập trung vào một số cây, con chính và có thế mạnh như: Cây hoa, cây rau, cây ăn quả, chăn nuôi lợn, thủy sản và gia cầm. Thời gian tới, huyện tập trung đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, mở rộng các khu chuyên canh quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, bảo đảm chất lượng và giá trị kinh tế cao cho nông dân.

Hỗ trợ phát triển các chuỗi giá trị

Cùng với mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh, huyện Mê Linh cũng chú trọng hỗ trợ phát triển các chuỗi giá trị, nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm và đầu ra ổn định cho nông sản. Đến nay, việc xây dựng chuỗi đã được triển khai tại 6/18 xã, thị trấn. UBND huyện Mê Linh đã tìm hiểu nhu cầu doanh nghiệp, khảo sát nhu cầu của người dân, đánh giá khả năng cung ứng của các HTX và các yếu tố liên quan đến việc sản xuất rau, củ, quả đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, hỗ trợ việc kết nối các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm với HTX trong việc cung cấp rau, củ, quả.

Từ năm 2017 đến nay, huyện đã xây dựng được 3 chuỗi, gồm: Chuỗi sản xuất, tiêu thụ rau, củ, quả, hoa tại HTX Dịch vụ tổng hợp Đông Cao; chuỗi sản xuất và tiêu thụ quả sạch Khánh Phong; chuỗi sản xuất và tiêu thụ bưởi đỏ Đông Cao. Sau khi xây dựng chuỗi, các hộ nông dân tham gia tuân thủ yêu cầu của đơn vị thu mua theo nội dung HTX đã ký kết về số lượng, chất lượng, kích cỡ, chủng loại sản phẩm và thời gian giao hàng. Do đó, các sản phẩm nông nghiệp hầu hết được bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng. Bên cạnh đó, UBND huyện đã trở thành “cầu nối” hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, HTX tham gia các hội chợ thương mại, kết nối giao thương trên địa bàn thành phố cũng như các tỉnh, thành trong cả nước. Nhờ đó, đã có nhiều đơn vị cam kết tiêu thụ ổn định cho sản phẩm nông nghiệp của huyện. Đến nay, sản lượng cung cấp cho các đơn vị tiêu thụ của các đơn vị sản xuất ngày càng tăng cao, giá trị sản phẩm tăng từ 120% đến 150%, thu nhập bình quân đạt 1,5 tỷ đồng/năm.

Từ các mô hình chuỗi được xây dựng đem lại hiệu quả kinh tế cao, các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã nhân rộng mô hình sản xuất theo chuỗi tại các xã, thị trấn như: HTX Dịch vụ nông nghiệp Việt Doanh, xã Đại Thịnh; HTX rau quả sạch Thắng Lợi, xã Văn Khê; Công ty giống cây trồng xã Đại Thịnh; Công ty TNHH Lam Thiệu xã Hoàng Kim, HTX DVNN Bồng Mạc, xã Liên Mạc. Chủ tịch UBND huyện Đoàn Văn Trọng chia sẻ, việc xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ rau, củ, quả trên địa bàn huyện đã tạo cơ sở cho người sản xuất, kinh doanh sản xuất, kinh doanh theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiểm soát chất lượng rau, củ, quả, tạo niềm tin cho người tiêu dùng về sản phẩm nông nghiệp của Mê Linh. Với những cách làm đó, huyện chắc chắn sẽ hình thành một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững và hiện đại.

Theo mattran.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản xuất

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 155

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 154


Hôm nayHôm nay : 984

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 28297

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64014241