19:36 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới ở Kiến Xương (Thái Bình): Kết quả bước đầu và những bài học kinh nghiệm

Chủ nhật - 10/03/2013 07:44
Hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Kiến Xương (Thái Bình) đã có sự phát triển toàn diện; sản xuất nông nghiệp đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả.

 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân trên 4% năm; bước đầu theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường; nhiều xã, thị trấn đã xây dựng khu trung tâm khang trang, hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng, đáp ứng một phần quy hoạch nông thôn mới.

 

Bà con nông dân xã Quốc Tuấn (Kiến Xương) hăng hái tham gia làm 
giao thông thủy lợi nội đồng, xây dựng nông thôn mới. (Ảnh: Báo Thái Bình)

 

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV (tháng 7 năm 2010) đã đề ra phương hướng: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và những kết quả đã đạt được; tập trung khai thác mọi nguồn lực và tiềm năng; tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới”1. Huyện ủy Kiến Xương đã ban hành Nghị quyết số 02 – NQ/HU về “Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”, trong đó đề ra mục tiêu chung: “Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, nông thôn được phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ, dân trí được nâng cao, bảo tồn những nét văn hoá tốt đẹp của các làng, xã, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, dân chủ được mở rộng, hệ thống chính trị được củng cố vững mạnh”2.

Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng “Chương trình hành động của UBND huyện thực hiện Nghị quyết 02 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, trong đó đề ra mục tiêu cụ thể: “Đến năm 2015, toàn huyện Kiến Xương có 12 xã (33%) đạt xã nông thôn mới và có 5 xã (14,3%) trở lên cơ bản đạt tiêu chí xã nông thôn mới. Đến năm 2020 huyện đạt huyện nông thôn mới”3.

Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới và các tiêu chí, huyện chỉ đạo các xã phải có bước đi phù hợp, ưu tiên hàng đầu cho các nội dung thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân và các tiêu chí về phát triển văn hóa - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự và củng cố hệ thống chính trị cơ sở; đồng thời phát huy dân chủ với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhất là trong quản lý, sử dụng các nguồn lực và đầu tư xây dựng cơ bản.

Nhờ có sự vào cuộc tích cực của Ban Chỉ đạo, phong trào xây dựng nông thôn mới ở Kiến Xương luôn đi đầu. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, 35/37 xã đã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới và quy hoạch chi tiết giao thông, thuỷ lợi nội đồng, trở thành huyện hoàn thành xong sớm nhất so với các địa phương khác trong toàn tỉnh. 33/37 xã đã xây dựng xong phương án dồn điền đổi thửa trình UBND huyện phê duyệt. Toàn huyện có 8 xã đã được phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới, 25 xã đang chỉnh sửa đề án cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Ngoài Thanh Tân đã đạt được 13/19 tiêu chí, ở một số địa phương cũng đạt tỷ lệ khá cao như: Bình Định (10/19), Vũ Hoà (9/19), Bình Nguyên (10/19), Nam Cao (10/19), Hồng Thái (9/19), Vũ Ninh (9/19). Đến nay, 100% các xã, thị trấn trong huyện đã phê duyệt xong quy hoạch chung, hoàn thành công tác đánh giá hiện trạng nông thôn và đang triển khai lập đề án.

Tuy nhiên, trong triển khai xây dựng nông thôn mới còn một số khó khăn, tồn tại. Một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, cách làm và vai trò chủ thể của người dân, của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới; còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thụ động hoặc nóng vội. Xây dựng nông thôn mới liên quan đến nhiều chuyên ngành, lĩnh vực, khối lượng công việc nhiều, được phân cấp triệt để cho cơ sở; trong khi đó, năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ lãnh đạo xã, thôn hạn chế nên lúng túng trong triển khai thực hiện. Nhu cầu vốn cho xây dựng nông thôn mới rất lớn, nhưng đầu tư từ ngân sách và sự đóng góp của nhân dân có hạn. Tư tưởng sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc trong nông thôn còn nặng nề; ruộng đất ít, lao động nhiều nên việc tích tụ ruộng đất còn khó khăn; sản xuất nông nghiệp lợi nhuận thấp, rủi ro cao nên khó thu hút doanh nghiệp về đầu tư sản xuất nông nghiệp.

Trước những yêu cầu và nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng bộ, chính quyền huyện Kiến Xương quán triệt sâu sắc Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Chính phủ giai đoạn 2010 – 2020; Nghị quyết số 02 – NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020, xây dựng nông thôn mới có nền sản xuất phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại, văn hoá – xã hội tiến bộ, dân chủ được phát huy, môi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, an ninh, trật tự được bảo đảm, hệ thống chính trị được củng cố vững chắc. Đây là nhiệm vụ cơ bản, cấp bách, khó khăn, phức tạp nhưng có ý nghĩa thiết thực. Qua thực tế quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai xây dựng nông thôn mới ở Kiến Xương, rút ra được một số bài học kinh nghiệm bước đầu:

Thứ nhất, tập trung tuyên truyền, vận động làm chuyển biến sâu sắc nhận thức hành động của nhân dân tích cực xây dựng nông thôn mới.

Công tác tuyên truyền, vận động cần tiến hành thường xuyên, sâu rộng, nhất là ở cơ sở, để các cấp, các ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhận thức sâu sắc việc xây dựng nông thôn mới là tất yếu, khách quan, hợp quy luật phát triển; là quá trình đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mục tiêu của xây dựng nông thôn mới là nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn; xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài; là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, được thực hiện đồng bộ trên cơ sở kế thừa và phát triển, có bước đi vững chắc, lộ trình phù hợp với đặc điểm của từng địa phương; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó, người dân ở nông thôn là chủ thể trực tiếp. Trên cơ sở đó, xác định rõ trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của từng cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, của mỗi người dân trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ hai, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch nông thôn mới phải đi trước một bước.

Yêu cầu đặt ra khi xây dựng quy hoạch (quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã, vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung và hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng) phải cơ bản theo tiêu chuẩn của các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh trên từng lĩnh vực, sát với thực tế của từng địa phương, có mối liên hệ chặt chẽ giữa các xã trong huyện, đáp ứng được yêu cầu cơ bản, lâu dài. Phải lựa chọn đơn vị tư vấn có năng lực và kinh nghiệm. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải bảo đảm tính lâu dài, bền vững, kế thừa những yếu tố hợp lý, cảnh quan, nét đặc trưng văn hóa của từng địa phương. Đặc biệt, phải được thực hiện đúng quy trình, xây dựng quy hoạch phải công khai, dân chủ, có sự tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến rộng rãi của nhân dân.

Thứ ba, xây dựng nông thôn mới cần có lộ trình và bước đi phù hợp.

Trong phát triển kinh tế, tập trung cho phát triển nông nghiệp, thuỷ sản. Trước hết, thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp gắn với xây dựng, chỉnh trang hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, ưu tiên thực hiện các tiêu chí phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho nhân dân và các nội dung cần ít vốn đầu tư. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, trình tự ưu tiên đầu tư theo phương châm “Từ ngoài đồng vào trong làng; từ ngõ xóm lên trung tâm xã”. Phân cấp quản lý xây dựng công trình, hạng mục công trình mạnh mẽ cho các xã, các thôn và cộng đồng dân cư để chủ động huy động tối đa nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

Thứ tư, tăng cường khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu. Huy động các nguồn vốn khác như vốn tín dụng, các nguồn tài trợ, vốn của các doanh nghiệp, nhất là huy động sự đóng góp bằng ngày công, vật chất của nhân dân để xây dựng nông thôn mới

Thứ năm, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, quản lý điều hành của chính quyền, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

Tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ và quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở. Cấp uỷ lãnh đạo bằng hoạch định các chủ trương, phân công cán bộ thực hiện, tăng cường kiểm tra, giám sát, định kỳ nghe báo cáo kết quả và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Chính quyền xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, quy chế, quy định; phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận và huy động sự đóng góp của nhân dân để xây dựng nông thôn mới. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân xây dựng và thực hiện các chương trình hoạt động, kế hoạch phối hợp, tổ chức vận động nhân dân thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới, đồng thời thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội. Lấy hiệu quả công tác làm thước đo mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân.

Thứ sáu, đội ngũ cán bộ phải đoàn kết, có uy tín, tâm huyết, năng động, sáng tạo và nhiệt tình tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới

Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã có trình độ, năng lực, đủ sức tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới./.

-------------------------------------------------

1. Huyện uỷ Kiến Xương: Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành đảng bộ huyện khoá XXIII tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2010 – 2015, ngày 12 tháng 7 năm 2010.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kiến Xương: Nghị quyết số 02 – NQ/HU, ngày 13 – 12 – 2010, về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015, đến năm 2020.

3. UBND huyện Kiến Xương: Chương trình hành động số: 01/C.Tr – UBND, ngày 20 – 12 – 2010, về xây dựng nông thôn mới.

 

Th.s Nguyễn Đức Nhuận
Theo dangcongsan.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 198

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 195


Hôm nayHôm nay : 45528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1335264

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68565427