20:37 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình

Chủ nhật - 10/03/2013 04:00
Xây dựng nông thôn mới là vấn đề quan trọng nhằm tạo sự chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, có gần 90% số dân sống ở nông thôn và hơn 70% lao động làm nông nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng nông thôn mới đang được thực hiện tích cực.

 

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", chỉ trong hơn 10 năm, nhân dân Thái Bình đã đóng góp hơn hai trăm tỷ đồng xây dựng hạ tầng nông thôn. Nhờ đó, hệ thống đường giao thông nông thôn của toàn tỉnh được trải nhựa hoặc bê-tông hóa với tổng chiều dài hơn 5.000 km. Thái Bình là một trong những tỉnh đi đầu thực hiện sáu chương trình lớn ở khu vực nông thôn: điện, đường, trường, trạm, thông tin và nước sạch. Giờ đây, tất cả các loại xe có thể về tận các thôn, làng để đón khách hoặc chở hàng nông sản về thành phố. 100% số xã, thôn có điện thắp sáng và phục vụ sản xuất với gần 99% số hộ được sử dụng điện. Nhiều thôn, làng có hệ thống chiếu sáng ngoài đường. Tất cả các xã có hệ thống thông tin liên lạc. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 58% số gia đình và hơn 44% số thôn, làng đạt chuẩn văn hóa.

Sau hơn 20 năm đổi mới, nông thôn Thái Bình có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển dịch tích cực. Từ một vùng độc canh cây lúa, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đã giảm từ 54% (năm 2000) xuống còn 39% (năm 2007). Số hộ sản xuất nông nghiệp giảm từ 82% (năm 2001) xuống còn 58% (năm 2008). Đồng thời, số hộ làm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tăng lên, tới hơn 16%. Năng suất lúa hằng năm ổn định ở mức bình quân 120-130 tạ/ha; giá trị sản xuất bình quân/ha từ 37 đến 50 triệu đồng. Toàn tỉnh có 507 trang trại và hơn 2.320 gia trại kết hợp trồng trọt và chăn nuôi quy mô lớn, từng bước chuyển từ chăn nuôi phân tán, tận dụng sang chăn nuôi công nghiệp và nửa công nghiệp.

Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong nông nghiệp, việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu còn chậm. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thủy hải sản, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng còn hạn chế, môi trường ngày càng bị ô nhiễm, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân chưa cao, và khoảng cách phân hóa giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng.

Hiện nay ở Thái Bình, nhiều chỉ tiêu (điện, đường, trường, trạm) đã đạt chuẩn. Vì thế, Thái Bình quyết định trong hai năm 2009-2010 sẽ xây dựng thí điểm tám mô hình sản xuất hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới ở tám huyện, thành phố. Ngay từ đầu năm nay, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã bố trí kinh phí gần 48,5 tỷ đồng, trong đó phần kinh phí cho các nội dung thực hiện ở tám xã điểm là 48 tỷ đồng.

Mặc dù điểm xuất phát của các xã không giống nhau, nhưng cuối cùng các mô hình nông thôn mới của địa phương đều phải đạt năm mục tiêu: Sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, diện mạo sáng sủa, thôn xóm văn minh và quản lý dân chủ. Đó là các xã hình mẫu Thanh Tân (Kiến Xương), Vũ Phúc (TP Thái Bình), Thụy Trình (Thái Thụy), An Ninh (Tiền Hải), Nguyên Xá (Vũ Thư), Trọng Quan (Đông Hưng), Hồng Minh (Hưng Hà) và Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ). Đây là những điểm sáng đầu tiên ở những vùng nông thôn khác nhau trong tỉnh, từ đó sẽ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân điển hình ra diện rộng. Trong đó, xã Thanh Tân là điểm xuất phát đầu tiên của toàn tỉnh.

Từ cuối năm 2008, ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã của Thái Bình đều thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thí điểm nông thôn mới, do đồng chí bí thư cấp ủy làm trưởng ban. Kế hoạch được thực hiện từ quý 4-2008 và các năm tiếp theo, tùy theo tính chất, quy mô của từng dự án. Nhưng trước hết là tập trung vào các nội dung như: quy hoạch vùng sản xuất, vùng dân cư, quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt, phát triển văn hóa, giữ gìn môi trường và phát triển các làng nghề ở mỗi địa phương.

Trước mắt, các khu dân cư ở các điểm nông thôn mới được quy hoạch lại cho phù hợp quy hoạch phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật ở thôn, xã, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, nâng cao kiến thức đời sống và kiến thức nghề nghiệp cho nông dân. Đồng thời, xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao dân chủ cơ sở, phát huy tính sáng tạo của người dân nông thôn.

Tỉnh thực hiện thâm canh tăng năng suất, giữ vững sản lượng lương thực hơn một triệu tấn/năm, đồng thời chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng theo hướng chất lượng cao, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, đưa cây màu, cây vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, bảo đảm đến năm 2010 có từ 35 đến 40% diện tích lúa làm hàng hóa. Theo đó, việc trang bị cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết, nhằm tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Ngay từ vụ mùa năm 2008, tỉnh đã có chính sách khuyến khích nông dân mua máy cơ khí bằng cách hỗ trợ 50% giá trị một máy, hỗ trợ 100% giá trị hệ thống làm lạnh của kho lạnh, đồng thời khuyến khích những người làm nhiều diện tích vụ đông, cứ mỗi ha được tỉnh hỗ trợ 600 nghìn đồng.

Trong tám hình mẫu về nông thôn mới của tỉnh thì Thanh Tân là điểm được xây dựng đầu tiên. Đến nay xã đã xây xong quy hoạch chi tiết vùng sản xuất hàng hóa và vùng dân cư ở địa phương, đồng thời chuẩn bị tiếp nhận nguồn vốn của Ngân hàng thế giới (WB) xây dựng hệ thống cấp nước sạch. Mỗi vùng sản xuất hàng hóa được bố trí từ 30 đến 100 ha trở lên, trên đó đường bờ vùng thiết kế từ 3,5 đến 4 m, bảo đảm cho xe cơ giới đi lại thuận tiện. Hệ thống mương máng, sông ngòi, cống đập, trạm bơm đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ sản xuất trong vùng, phù hợp sản xuất bằng cơ giới hiện đại.

Trong thôn xóm, các khu dân cư được quy hoạch trên cơ sở hiện có, nơi nào có trại lẻ thì có thể dồn vào khu dân cư tập trung, tạo điều kiện cho người dân được hưởng cơ sở hạ tầng chung, đồng thời mở rộng thêm vùng sản xuất hàng hóa của địa phương.

Đồng chí Bùi Mạnh Hà, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Thanh Tân có bảy thôn thì mỗi thôn được xã chỉ đạo làm điểm một lĩnh vực. Thôn Tử Tế làm điểm về tự quản vệ sinh môi trường; thôn An Thọ điểm về thực hiện nếp sống văn hóa; An Cơ Bắc điểm về giải tỏa lòng, lề đường; Nam Lâu làm điểm về đắp bờ vùng, bờ thửa; An Cơ Đông làm điểm về đường đẹp, ngõ đẹp; An Cơ Nam làm điểm về xây dựng nếp sống vệ sinh và Phú Mãn làm điểm về ứng dụng tiến bộ thâm canh lúa. Khi chúng tôi đến, địa phương đang hoàn thiện trường mầm non với tổng kinh phí 3,5 tỷ đồng, có thể tiếp nhận nuôi dạy gần 400 cháu từ năm học 2009-2010.

Tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo ngành nông nghiệp hỗ trợ di chuyển dân ở các trang trại lẻ vào điểm dân cư tập trung. Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc dồn điền, đổi thửa. Ngành điện lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án RE2 ở xã Thanh Tân. Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí đủ vốn cho nội dung quy hoạch. Các ngành y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, khoa học - công nghệ... căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của mình tạo các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia phục vụ cho các xã nông thôn mới.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 của Thái Bình là thực hiện cơ giới hóa khâu làm đất đạt 100% diện tích, cơ giới hóa khâu gieo cấy đạt 55%, khâu thu hoạch và tra hạt đạt 75%. Hệ thống tưới tiêu bảo đảm đủ năng lực chủ động theo yêu cầu thâm canh cho toàn bộ diện tích lúa, rau màu và nuôi trồng thủy, hải sản. Hệ thống đê điều, kênh mương hoàn thiện có thể chủ động tiêu nước, chống úng khi có lượng mưa trên dưới 300 mm.

Cùng với sự phát triển kinh tế, Thái Bình còn chú trọng đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hóa ở nông thôn gắn với nâng cao dân chủ cơ sở, bảo đảm 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% số trường học ở tất cả các cấp học được xây dựng kiên cố. Hiện nay toàn tỉnh đã có 39/296 trường mầm non, 242/294 trường tiểu học, 57/274 trường THCS và 7/49 trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Tất cả các thôn, làng trong tỉnh đều có nhà văn hóa, thư viện và khu vui chơi giải trí; đồng thời tích cực thực hiện xóa đói, giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

Bài và ảnh: VŨ KIỂM

Theo Báo Nhân dân
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 296

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 292


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1125627

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72808336