Trò trí trá trong kinh doanh tôm nguyên liệu ở cả Cà Mau này không phải là cá biệt. Từ lâu, bất chấp việc các cơ quan chức năng đã liên tục cảnh báo, vì hám lợi, nhiều hộ kinh doanh vẫn nhắm mắt làm liều. Và chính những hành động đó đã bôi bẩn uy tín cả một ngành sản xuất, xâm hại quyền lợi hàng trăm nghìn hộ gia đình khác. Xa hơn, ai dám chắc là cả ngành thủy sản sẽ cũng bị vạ lây khi gian dối đã thành thói quen và lòng tin đã sứt mẻ.
Ngày 12-11, Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công thương) cho biết, Tổ chức Phúc lợi động vật của Hà Lan Wakker Dier đã phát hiện trong số 43 mẫu cá nhập khẩu từ Ðông - Nam Á, có một nửa số mẫu cá basa và rô-phi có chứa vi khuẩn kháng kháng sinh, trong đó có sản phẩm của Việt Nam. Tuy chưa đủ cơ sở pháp lý để Hà Lan đề nghịỉUy ban châu Âu (EC) hạn chế, hoặc cấm nhập khẩu các mặt hàng này từ Việt Nam và các nước Ðông - Nam Á khác, nhưng Bộ Y tế - Phúc lợi - Thể thao Hà Lan khẳng định, sẽ tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm cá nuôi từ Ðông - Nam Á nhập khẩu vào Hà Lan và Liên minh châu Âu (EU) nói chung.
Bên cạnh đó, Cơ quan quốc gia quản lý thương mại thực phẩm (CBL) cũng tuyên bố sẽ kiểm tra chặt chẽ hơn và rà soát lại các quy định về dư lượng kháng sinh theo hướng điều chỉnh giảm các chỉ số dư lượng kháng sinh đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu.
Rõ ràng đây là những cảnh báo đỏ với ngành thủy sản Việt Nam. Khi chúng ta đang còn vất vả tìm cách mở rộng thị trường thế giới nói chung và châu Âu nói riêng đến từng ngành hàng, từng lô hàng, thậm chí từng "công" hàng, vậy mà vẫn còn những kẻ "điếc không sợ súng" "tham bát bỏ mâm" cố tình bơm tạp chất, hay sử dụng dư lượng kháng sinh quá mức trong nuôi trồng thủy sản.
Xuất khẩu thủy sản, nhất là các mặt hàng cá basa, rô-phi, tôm của Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài xây dựng uy tín, thương hiệu. Hàng Việt đã đứng được ở nhiều thị trường quan trọng sau nhiều kinh nghiệm "sương máu" bị trả về, bị kiện bán phá giá và các rào cản phi thương mại khác tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi không tuân thủ đúng các quy định nuôi trồng thủy sản. Ðiều đó không chỉ bảo vệ quyền lợi người nuôi trồng thủy sản, sức khỏe người tiêu dùng trong nước, mà còn củng cố niềm tin, giữ gìn hình ảnh, uy tín quốc tế cho thủy sản Việt Nam.
Theo nhandan.org.vn