11:54 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xem xét cho phép tư nhân tham gia thực hiện ODA

Thứ hai - 14/05/2012 05:53
Đường vành đai 3 (giai đoạn1) dài 10,24 km, được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Đường vành đai 3 (giai đoạn1) dài 10,24 km, được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ đang chủ trì soạn thảo Nghị định sửa đổi về phân cấp và quản lý vốn ODA (Nghị định 131); trong đó có xem xét đến việc cho phép tư nhân tham gia thực hiện vốn ODA.

Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo, tổ soạn thảo vẫn không đạt được sự thống nhất về vấn đề này bởi vẫn tồn tại hai luồng quan điểm trái chiều. Có ý kiến cho rằng nên cho khối tư nhân tham gia thực hiện ODA vì Việt Nam đã cho phép các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển.

Bên cạnh đó, rất nhiều ý kiến lại cho rằng, doanh nghiệp tư nhân chỉ sử dụng vốn hiệu quả khi đồng vốn đó là của chính doanh nghiệp chắt chiu. Nếu để doanh nghiệp tư nhân được tiêu “tiền chùa” thì doanh nghiệp tư nhân sẽ thu vén lợi ích cho doanh nghiệp nhiều hơn mang về cho Nhà nước.
 

Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phải tiếp tục tham khảo thêm các ý kiến trước khi quyết định đưa hay không đưa nội dung này vào Dự thảo Nghị định sửa đổi trình lên Chính phủ.

Cũng theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, giải ngân vốn ODA là vấn đề “đau đầu” hiện nay. Tính đến hết năm 2011, Việt Nam đã thu hút được 77 tỷ USD vốn ODA cam kết; trong đó có 55 tỷ USD đã được cam kết bằng các Hiệp định. Hiện Việt Nam đã giải ngân được gần 34 tỷ USD và đây là sự cố gắng lớn bởi những năm trước đây, mỗi năm Việt Nam chỉ giải ngân được khoảng 3 tỷ USD/năm.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước giải ngân chậm do các nguyên nhân như thiếu vốn đối ứng, do chậm trễ trong giải phóng mặt bằng phát sinh từ cơ chế hiện nay, do trình độ hạn chế của cán bộ quản lý dự án vốn ODA ở các địa phương, cũng như do thời gian chuẩn bị đầu tư thường kéo dài từ 2-3 năm, nên khi lạm phát cao thì dự án cứ phải chạy đuổi theo.

Để thúc đẩy việc giải ngân vốn ODA, Bộ đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới xây dựng cơ chế mới giải ngân vốn ODA. Theo đó, phía Việt Nam đề nghị các nhà tài trợ giảm phần vốn đối ứng của Việt Nam từ mức 30% hiện nay xuống còn 10-20%./.

Nguyễn Kim Anh (TTXVN)
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 203


Hôm nayHôm nay : 54394

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1005423

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72688132