18:29 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Lâm Ðồng

Thứ hai - 02/04/2018 02:45
Lâm Ðồng trở thành địa phương đón đầu xu hướng chuyển đổi từ nên nông nghiệp hóa chất sang nền nông nghiệp xanh, hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp hiện đại. Ảnh: H.Y

Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp hiện đại. Ảnh: H.Y

Thay đổi nhận thức trong sản xuất
 
Đến thời điểm này, nhiều loại sản phẩm cây trồng hữu cơ của Lâm Đồng đã chính thức đặt chân đến nhiều thị trường thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc... Chẳng hạn như sản phẩm của Công ty VietFarm, thương hiệu cà phê Arabica Cầu Đất, hoa Đà Lạt Hasfarm... Những thành tựu này đạt được một phần nhờ vào hướng đi đúng đắn của nông dân và doanh nghiệp, đó là sản xuất nông nghiệp xanh - hữu cơ.
 
Anh Nguyễn Đông Hải, Giám đốc Công ty VietFarm sau bao phen thất bại trong sản xuất, anh nhận ra con đường làm nông nghiệp chân chính để dẫn tới thành công là làm nông nghiệp sạch, hữu cơ theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP. Đến nay, những sản phẩm rau, củ, quả của anh đã và đang liên kết với các hệ thống siêu thị như Metro, BigC để tiêu thụ đồng thời xuất khẩu sang một số nước châu Âu... Đây là kết quả sản xuất theo quy trình ứng dụng khoa học kỹ thuật theo hướng hữu cơ tiên tiến của thế giới. 
 
Hợp tác xã (HTX) trái cây Bốn Mùa ở xã Đan Phượng (huyện Lâm Hà) được thành lập có 7 thành viên tham gia với 36,7 ha trồng cam đường canh, xoài, bưởi, bơ, sầu riêng đạt chuẩn VietGAP. Quy trình sản xuất được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn hữu cơ. Anh Trần Mạnh Chiến - Giám đốc HTX cho biết, nông dân trồng trái cây sử dụng phân hữu cơ được ủ từ phân bò, heo, xác thực vật để bón cho cây ăn trái của gia đình, đồng thời dùng bẫy sinh học, bẫy vật lý để phòng trừ sâu bệnh. Trái cây của Đan Phượng được gắn tem truy xuất nguồn gốc và trên mỗi sản phẩm đều thể hiện rất rõ đặc trưng của loại quả, nơi sản xuất (thậm chí đến từng hộ), trên trang web có hình ảnh, nơi sản xuất, ngày sản xuất, video... Sản xuất theo hướng hữu cơ là cơ hội cho trái cây Đan Phượng khẳng định được chất lượng của mình trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng. Kể từ đây, trái cây Đan Phượng có được thương hiệu hẳn hoi, được đo lường chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng sức cạnh tranh với các loại trái cây khác trong nước và bên ngoài nhập vào, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm đầu ra ổn định.
 
Sản xuất rau theo hướng hữu cơ không dùng hóa chất nên không ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, anh Trần Thiện Thanh, Chủ tịch HĐQT HTX Thiện Thanh (xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương) cho biết, HTX hiện đang liên kết với Công ty VinEco để sản xuất nông sản sạch theo hướng hữu cơ. Để người dân tham gia vào một quy trình mới khác với sản xuất truyền thống, lúc đầu nhiều hộ dân còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng điều kiện tiên quyết để có giá cả ổn định và cao hơn thị trường thì bắt buộc người nông dân phải tuân thủ quy trình của HTX cũng như Công ty VinEco đưa ra. Việc thực hiện quy trình được các kỹ sư hướng dẫn kĩ nên người dân không mấy khó khăn thực hiện theo. Đến thời điểm hiện tại, HTX đã có 22 thành viên với diện tích hơn 40 ha đủ tiêu chuẩn để tham gia sản xuất cho Công ty VinEco, tất cả các thành viên của HTX đã ý thức được việc làm nông sản sạch và hình thành thói quen trong sản xuất. Để có thể đạt được hiệu quả cao từ việc áp dụng cách sản xuất hữu cơ, người nông dân cần phải được huấn luyện để có thể quản lý lượng nước tưới, dinh dưỡng cần thiết cho cây và cách sử dụng thiên địch trong phòng trừ sâu bệnh hại cây.
 
Gặp không ít thách thức
 
Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, theo xu hướng phát triển, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe, các sản phẩm không dùng hóa chất sẽ được ưu tiên lựa chọn, chính vì vậy việc sản xuất sản phẩm hữu cơ trở thành xu thế tất yếu của nền sản xuất hiện đại. Bên cạnh việc cung ứng ra thị trường những sản phẩm sạch chất lượng, sản xuất hữu cơ còn có nhiều ưu thế vượt trội, trong đó vấn đề đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái của con người là hết sức quan trọng và cần được quan tâm đúng mức. Hiện nay, Lâm Đồng có trên 51.000 ha diện tích sản xuất theo hướng công nghệ cao và gần như 100% diện tích này đều sản xuất theo hướng hữu cơ, người dân sử dụng phân hữu cơ nhập khẩu từ Canada, Nhật, Hàn, Mỹ với hàm lượng chất dinh dưỡng trên 60%. Đặc biệt, trong sản xuất rau hoa, hầu hết nông dân đều sử dụng phân bón hữu cơ để bón với lượng 30 - 40 m3 phân chuồng hoai mục, phân vi sinh/1 sào; đối với cà phê và chè, số hộ sử dụng phân hữu cơ các loại đạt từ 30 - 35%.
 
Bên cạnh những thuận lợi, sản xuất sản phẩm hữu cơ còn gặp không ít những khó khăn thử thách. Đó là những sản phẩm hữu cơ, do không dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học nên năng suất thấp, hình thức không bắt mắt như rau sản xuất thông thường. Người tiêu dùng chưa tin tưởng và khó để phân biệt giữa sản phẩm hữu cơ và sản phẩm không hữu cơ dẫn đến tuy nhu cầu thị trường cao nhưng sản phẩm rau hữu cơ vẫn khó bán, chỉ tổ chức cá nhân có hợp đồng trước, với đầy đủ các chứng nhận hợp lệ mới có thể làm ăn có lời và đứng vững trên thị trường.
 
Để đảm bảo việc sản xuất rau hữu cơ được hiệu quả, đạt chất lượng và mang lại lợi nhuận, người sản xuất cần đầu tư công nghệ, trang thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn, thế nhưng hiện nay nông dân thiếu vốn đầu tư, vì vậy rất khó để tổ chức sản xuất. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có tổ chức chứng nhận rau hữu cơ, việc chứng nhận rau hữu cơ phải thuê các tổ chức nước ngoài nên chi phí cao, khó thực hiện. Trong thời gian tới, để thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Lâm Đồng thì việc xây dựng, duy trì và hỗ trợ phát triển các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, rau hữu cơ là điều cần thiết; cùng đó là hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, cơ quan chức năng cần giúp đỡ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm.
 
HOÀNG YÊN/baolamdong.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 452

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 451


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 867195

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64853139