Trong xây dựng nông thôn mới, Thái Bình được Trung ương lựa chọn là một trong năm tỉnh làm điểm. Trong bộ tiêu chí quốc gia, tiêu chí 17 về môi trường, có quy định: các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định. |
Tuy nhiên, chỉ ít ngày sau đó, rác thải các loại chưa qua xử lý lại được người dân vứt tràn lan thành từng đống lớn ở những trục đường chính từ thành phố tới khu vực nông thôn. Một số huyện trước xử lý rác thải bằng công nghệ đốt, nay đã có cách xử lý đặc biệt hơn là dìm rác xuống sông, mương. Đây là một số hình ảnh về rác thải ở khu vực nông thôn.
Hiện nhiều xã, huyện chưa có hệ thống xử lý nước, rác thải tập trung. Mỗi ngày, hàng trăm tấn rác thải sinh hoạt, công nghiệp đều đổ trực tiếp ra các trục đường chính, cánh đồng, gây mùi khó chịu. Dọc trục đường các huyện: Ðông Hưng, Hưng Hà và Tiền Hải... chỗ nào cũng thấy rác.
Những đống rác ngút đầu người được địa phương xử lý bằng công nghệ đốt, nay thêm việc dìm rác xuống sông, mương. Bình quân, mỗi xã khoảng hai, ba km, có một đống rác cao, rộng hàng chục m. Khi những đống rác này ngun ngút khói, nhiều người đi qua đều chung cảm giác ngột ngạt, buồn nôn.
Khi được hỏi, nhiều người thẳng thắn: nếu không đổ rác ra đường, ra ruộng thì chẳng biết đổ vào đâu vì "quê lúa" vốn dĩ đất chật người đông.
Hiện còn nhiều khu công nghiệp và các làng nghề chưa tuân thủ các quy định, cho nên ở tiêu chí 17 về môi trường, khi các xã thực hiện đều gặp trở ngại lớn.
Mai Quý Tùng
Theo nhandan.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn