23:44 EDT Thứ tư, 08/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuân sớm vùng rốn lũ Tân Hóa

Thứ năm - 16/01/2020 01:12
Con đường bê tông rỗng, vững chắc chạy xuyên suốt chiều dài của xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) được quét dọn sạch sẽ.
09-27-45__1-_doi_thy
Đổi thay ở rốn lũ Tân Hóa.

Anh Trương Thanh Duẫn, Phó Chủ tịch UBND xã hồ hởi nói với chúng tôi: “Năm nay nhân dân sẽ có cái tết cổ truyền vui và đoàn kết. Hiện chỉ còn 27 hộ nghèo đã nhận quà và sự quan tâm chăm sóc của các cơ quan, đoàn thể”.  

Sẽ cán đích nông thôn mới (NTM) sớm hơn

Có thể nói, xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa) là nơi lũ ngập sâu nhất trong những địa phương thường xuyên bị thiên tai. Do địa hình của xã nằm lọt thỏm giữa thung lũng được bao quanh bởi hệ thống núi đá vôi, thung lũng này lại không có đường thông ra nên khi lũ về, cả xã như một biển hồ.

Hàng chục năm qua, cứ đến mùa lũ là Tân Hóa lại ngập sâu đến 2-3 mét nước. Có năm, lũ ngập đến 6-7 mét, không còn một nóc nhà nào nhô lên khỏi mặt nước. Gần tháng trời, người dân Tân Hóa lay lắt tránh lũ nơi bìa rừng, trên dốc đá tai mèo với đói rét, bệnh tật.

Bây giờ thì khác, bà con ở đây đã không còn sợ lũ dữ. Không di dời dân đi nơi khác hoặc phá núi khơi thông dòng chảy vì kinh phí quá lớn thì người dân biết cách “sống chung an toàn với lũ”.

Mỗi nhà đầu tư làm một nhà phao bè. Khi nước lên là nhà nổi và được cố định bằng dây néo. Lũ lớn về, trên ngôi nhà bè ấy, là nơi cư trú cho cả gia đình và còn chứa thêm các vật dụng thiết yếu như tivi, xe máy, lương thực… Thậm chí nhà phao bè cũng là hàng quán phục vụ người dân trong những ngày mưa lũ kéo dài.

Đối với vật nuôi cũng đã có phương án để bảo vệ. Khi lũ đến, đàn gia súc, gia cầm được đưa lên vùng núi cao đã được quy hoạch làm chỗ tránh lũ cho vật nuôi. Trận lũ lớn vào tháng 10/2019 đã nhấn chìm cả xã Tân Hóa. Nhưng nhờ nhà phao bè và kế hoạch phòng chống lũ nên Tân Hóa vẫn an toàn.

“Lũ lớn và kéo dài hơn tuần liền nhưng Tân Hóa vẫn bình an. Thiệt hại do lũ lụt gây ra cũng không đáng kể, và điều đáng mừng là tâm lý người dân rất vững vàng trước thiên tai”, anh Trương Thanh Duẫn nhìn nhận.

“Biết sống chung với lũ, người dân Tân Hóa chúng tôi cũng biết cách để phấn đấu về đích NTM”, anh Duẫn tự hào nói. Cũng theo anh Duẫn, Tân Hóa đã huy động sức người, sức của trên tinh thần tự nguyện góp phần xây dựng NTM. Chính nhờ vậy, đến cuối năm 2019, Tân Hóa đã đạt được 17/19 tiêu chí xây dựng NTM. Chỉ cón lại 2 tiêu chí chưa đạt là trường học và tram y tế xã.

Anh cho biết: “Trong hai tiêu chí này, phần chưa đạt là do chưa có hàng rào, cổng kiên cố. Nhất định trong năm nay, Tân Hóa huy động hỗ trợ của con em và nhân dân cùng với kết hợp các nguồn vốn để hoàn thành. Chắc chắn chúng tôi cán đích sớm”.

09-27-45__2-_b_con
Bà con thôn 3 Yên Thọ làm vệ sinh đường sá.

Những ngày cuối năm, Tân Hóa đón mừng tin vui khi được Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh hỗ trợ xây dựng và bàn giao 64 nhà nổi phao bè cho các hộ nghèo và nhà cộng đồng. Ông Cao Xuân Huỳnh (58 tuổi, ở thôn 3 Yên Thọ) vui mừng khôn xiết. Nhà ông có 6 người, trận lũ nào cũng được bố trí lên vùng lèn đá để tránh lũ. Bây giờ có được nhà phao bè, gia đình ông chẳng còn ngại lũ lớn.

Trên những con đường liên thôn, liên xã, hàng trăm người dân tham gia làm vệ sinh sạch sẽ để chuẩn bị đón Tết. Các chị, các mẹ thì rẫy cỏ, trồng hoa. Ai cũng vừa làm vừa rộn rã tiếng nói cười.

Giữa vạt ngô đã chuẩn bị cho thu hoạch, ông Huỳnh bảo sau lũ lớn rút là làm đất gieo hạt, tết này có ngô ngọt để ăn rồi. Ông bở bụng tìm mấy bắp ngô non to để làm quà cho chúng tôi gọi là mừng cho ông có nhà phao bè mới. Từ chối mãi, ông mới thôi bẻ bắp.  

Phát huy thế mạnh miền núi

Ông Canh Thanh Bình, Bí thư Đảng ủy xã Tân Hóa trao đổi với chúng tôi rằng, trong khó khăn, Tân Hóa đã biết phát huy thế mạnh tiềm năng để xóa đói, giảm nghèo đi lên.

“Chúng tôi có gần 700 hộ với trên 3.200 nhân khẩu. Trước đây, Tân Hóa có đến trên 70% hộ nghèo và cận nghèo. Nhờ phát triển kinh tế hộ gia đình nên bây giờ chỉ còn lại 27 hộ nghèo thôi”, ông Bình cho hay.

Ở miền núi là phát huy thế mạnh của rừng. Với triết lý đó, Tân Hóa đẩy mạnh phát triển diện tích rừng trồng và nhận khoanh nuôi, bảo về rừng tự nhiên kết hợp chăn nuôi trâu bò.

Ngoài hàng ngàn ha rừng nhận bảo vệ, người dân Tân Hóa còn phát triển trên 600 ha rừng trồng kinh tế. Tổng đàn trâu bò cũng lên đến con số 2.600 con. “Trung bình, mỗi hộ gia đình có gần 1 ha rừng trồng và 3 con trâu bò. Cộng với số tiền bảo vệ rừng thì thu nhập của người dân chúng tôi cũng đảm bảo được trên 30 triệu đồng”, anh Duẫn cho biết.

 Vào năm 2012, Công ty Du lịch mạo hiểm Oxalis lần đầu tiên đưa khách du lịch đến Tân Hóa để khám phá hệ thống hang động Tú Làn. Sau đó, Tân Hóa vận động nhân dân đưa chuồng trại chăn nuôi gia súc rời xa khu dân cư.

Ông Cao Văn Bê có đàn trâu bò hơn chục con cho hay: “Đưa đàn gia súc vào khu nhốt tập trung và xa khu dân cư cũng là để giữ vệ sinh cho thôn xóm. Khách du lịch khi đến đây cũng ngạc nhiên vì ở miền núi chúng tôi đã biết quan tâm đến môi trường sống”. Sau khi thực hiện khu nuôi nhốt trâu bò, Tân Hóa tập trung vận động nhà nhà xây công trình nhà vệ sinh tự huỷ và đặt thùng đựng rác tại các cụm dân cư.

09-27-45__3-_ngo_trong
Ngô trồng sau lũ sắp cho thu hoạch.

Sức hút từ phát triển du lịch cộng đồng đã làm thay đổi tư duy của người dân vùng miền núi Tân Hóa. Nhiều gia đình đã đầu tư nơi ăn, chốn ở sạch sẽ, phù hợp để làm dịch vụ cư trú cho khách du lịch nước ngoài ghé chân.

Chị Cao Thị Thủy (một hộ làm dịch vụ cho khách nước ngoài cư trú) cho biết, họ cũng rất quý và thích thú khi đến vùng đất này. Qua đó, mỗi tháng, gia đình cũng có thêm thu nhập vài triệu đồng.

Một đội quân phục vụ mang vác cho khách du lịch mạo hiểm cũng được hình thành. Gần 1.000 trai tráng vốn trước đây làm lâm tặc đã chuyển nghề sang vừa bảo vệ rừng vừa phục vụ du khách. Công việc của họ chỉ tạm nghỉ trong 2 tháng mưa lũ, còn lại là những chuyến xuyên rừng phục vụ khách.

Anh Trương Xuân Trung (thôn 2 Tên Thọ) làm công việc này cho biết: “Chúng tôi băng rừng, lội suối đã quen nên khi phục vụ khách du lịch cũng không có gì vất vả. Thu nhập bình quân mỗi tháng cũng được 5-6 triệu đồng. Ngoài ra, nếu phục vụ tốt, chu đáo, khách có thể thưởng thêm một chút”.

Với hệ thống hang động Tú Làn nổi tiếng hút khách đã đưa về cho Tân Hóa mỗi năm trên 7.000 khách. Đó là điều kiện tốt cho người dân Tân Hóa đẩy mạnh dịch vụ phục vụ du lịch. Cũng nhờ vậy mà thu ngân sách của xã được vài chục triệu đồng, nay lên đến gần tỷ đồng mỗi năm.

Nói về định hướng phát triển du lịch, anh Trương Thanh Duẫn cho rằng trong thời gian tới sẽ hình thành du lịch mạo hiểm cho khách nước ngoài khi lũ về. Lý luận của anh Duẫn cũng thật đơn giản, cứ khi lũ về, Tân Hóa thành biển hồ rộng hàng trăm ha. Khi đó du khách nước ngoài tha hồ khám phá.

“Hàng ngàn người dân chúng tôi sống bình yên khi lũ lớn về thì việc phục vụ du khách đến trải nghiệm lũ cũng không có gì là nguy hiểm đâu”, anh Duẫn nhìn rộng ra như vậy.


Theo tâm Phùng/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 122


Hôm nayHôm nay : 39393

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 447332

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60769289