22:58 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất khẩu thuỷ sản 2012: Có cán đích 6,5 tỷ USD?

Thứ bảy - 17/11/2012 07:33
Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2012 đạt 5 tỷ USD. Để hoàn thành mục tiêu 6,5 tỷ USD cả năm, toàn ngành thủy sản phải vượt qua khó khăn chưa từng có.

Chồng chất khó khăn

Theo Bộ NN&PTNT, trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 564 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu tính đến cuối tháng 10 lên 5 tỷ USD, tăng 1,7% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Mỹ và Nhật (hai thị trường hàng đầu từ đầu năm đến nay) chiếm lần lượt 19,78% và 17,53% tổng kim ngạch.

 Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Ngành thủy sản nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung vẫn đang đối mặt rất nhiều khó khăn. Đó là những khó khăn từ quý 2, quý 3 và kéo dài đến nay chưa giải quyết được, như tình trạng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng với tôm nuôi, vấn đề đầu ra của thị trường... Đặc biệt, tình hình Ethoxyquin từ phía Nhật Bản đã trở thành rào cản các doanh nghiệp xuất khẩu tôm. Nhật Bản vốn là thị trường lớn trong xuất khẩu tôm, nhưng quy định về hàm lượng Ethoxyquin trong xuất khẩu của Nhật Bản đã khiến lượng sản phẩm xuất sang nước này sụt giảm. Nửa đầu tháng 9, xuất khẩu tôm giảm 25,1% do ảnh hưởng của việc kiểm soát Ethoxyquin trong tôm xuất khẩu sang Nhật Bản.

Trong vấn đề vốn cho doanh nghiệp và người nuôi, chính sách nhà nước về vốn, những ưu đãi về chuyện giãn nợ, hạ lãi suất xuống 11% đã được triển khai từ quý 2 nhưng doanh nghiệp và người nuôi tiếp cận vốn vẫn khó. Ngân hàng luôn cân nhắc riêng về việc có hay không cho vay, nên doanh nghiệp và người nuôi cùng khó tiếp cận vốn thực tế với lãi suất ưu đãi như gói cước 9.000 tỷ đồng. Vấn đề vốn đang cần sự can thiệp của Chính phủ mới hy vọng giải quyết được.

Đến giữa tháng 10/2012, Việt Nam mới xuất khẩu được 1,36 tỷ USD cá tra - Ảnh: Lê Hoàng Vũ

Bên cạnh đó là rào cản Ethoxyquin. Hiện, VASEP không kiểm soát đuợc vấn đề của doanh nghiệp trong quá trình nuôi tôm, doanh nghiệp cũng chỉ kiểm soát được trong khâu thu mua tôm nguyên liệu. Nếu kiểm soát cũng mất nhiều chi phí thực hiện mà vẫn khó giải quyết triệt để. Nhà nuớc cần trực tiếp can thiệp hỗ trợ vấn đề này, xử lý từ khâu nuôi. VASEP cũng đã đề xuất việc xem xét lại hàm luợng Ethoxyquin trong thức ăn chăn nuôi, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có tiến triển khả quan.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới đang chặn lối ra của sản phẩm thủy sản xuất khẩu, khách hàng liên tục đòi giảm giá…, nếu quy định mới phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng mới được hưởng ân hạn thuế 275 ngày sẽ làm cho giá thành phẩm tăng cao, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam không thể cạnh tranh và bán được hàng. Điều đó, nói như Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình Định - Cao Thị Kim Lan, càng khiến các doanh nghiệp gặp khó nhiều hơn.

 

Kỳ vọng lớn

Theo VASEP, trong quý 4 này, để cán đích 1,5 tỷ USD, mỗi tháng phải đạt 500 triệu USD, con số này trong thời điểm hiện nay rất khó. Vì thế khả năng cán đích 6,5 tỷ USD cả năm sẽ vô cùng gian nan.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, chính sự thiếu tổ chức trong quản lý xuất khẩu thủy sản cũng như hiện tượng tranh mua tranh bán của doanh nghiệp Việt Nam (nhất là ngành cá tra) đã làm giảm giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung.

Đến nay, ngư dân ĐBSCL vẫn chưa hết “méo mặt” vì giá cá tra, thua lỗ 3.000 - 5.000 đồng/kg, đang “cố thủ” diện tích nuôi trồng. Doanh nghiệp thiếu vốn phải “tự bơi” theo kiểu tự phát, mạnh ai nấy làm. Không ít doanh nghiệp đang cố chạy bán rẻ hàng cho nước ngoài, tranh thủ vớt lại một phần vốn. Nhiều công ty chế biến thủy sản phải giảm sản lượng đến 50%, vì dẫu làm ra nhiều cũng chỉ để tồn kho. Không ít công ty vẫn phải hoạt động cầm chừng để nuôi công nhân, để ngân hàng giải ngân và giao dịch nguồn vốn vay.

Trong khi đó, thị trường xuất khẩu thế giới vẫn đang chững, do kinh tế chưa thôi khủng hoảng; đầu ra sản phẩm thu hẹp chưa từng thấy; những thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản giảm hàng nhập khẩu; sắp Noel và Tết dương lịch 2013 nhưng lượng hàng nhập khẩu vẫn không tăng.

Vì thế, con số 6,5 tỷ USD càng là thách thức lớn đối với ngành thủy sản Việt Nam.


Thủy sản Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 162

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 160


Hôm nayHôm nay : 42467

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 926166

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72608875