18:23 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất phát điểm từ hai con sông lớn

Thứ ba - 09/07/2019 23:56
Là một huyện có hai con sông lớn chảy qua, Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) nằm ở tả sông Hồng và tả sông Đáy, điều kiện thuận lợi để huyện phát triển kinh tế - xã hội…
10-29-15_img_0005
Phong cảnh làng quê huyện Vĩnh Tường.

Ngày 5/7/1977, hai huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc sáp nhập thành huyện Vĩnh Lạc. Đến ngày 7/10/1995, huyện Vĩnh Lạc lại được tách ra như cũ, thành hai huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc (Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, Vĩnh Tường có số xã gần gấp đôi Yên Lạc. Điều kiện kinh tế, giao thương cũng nổi trội hơn.   

Dân năng động, kinh tế phát triển

Huyện Vĩnh Tường có tới 3 thị trấn, là Vĩnh Tường, Thổ Tang và Tứ Trưng. Cũng là huyện có nhiều xã nhất: Tới 26 xã. Nằm liến kề hai con sông lớn, đất đai được trời phú cho phù sa màu mỡ, phì nhiêu. Có lẽ chính vì thế, mà thương mại, dịch vụ, nghề thủ công phát triển.

Ngay từ những năm 70 – 80 của thế kỷ trước, người dân Vĩnh Tường (lúc đó còn là huyện Vĩnh Lạc) đã tỏ ra rất năng động trong SX, kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh. Về SX, đã nổi tiếng và phát đạt, nhờ nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn. Vĩnh Sơn trở thành “làng rắn” cung cấp rắn thịt, rắn giống trong phạm vi cả nước. Làng Thổ Tang nổi tiếng nhờ các doanh nhân, buôn bán khắp nơi, còn lưu truyền chuyện “đi buôn” dọc theo chiều dài đất nước, khi miền Nam mới giải phóng.

Việc buôn bán, kinh doanh của dân Vĩnh Tường, đã có tiếng từ gần nửa thế kỷ nay. Cũng chính nhờ sự năng động rất sớm, mà vùng đất Vĩnh Tường mau chóng giàu có. Hiện nay nhiều nghề còn rất phát đạt ở Vĩnh Tường, như: Nghề dịch vụ, thương mại ở Thổ Tang, nghề mộc ở An Tường, nghề rèn ở Lý Nhân, nghề thu mua phế liệu ở Vân Xuân…

Đặc biệt phát triển nghề cơ khí, đóng tàu ở các xã, thôn dọc theo triền sông Đáy và sông Hồng.  

Rất gần tới đích

Vĩnh Tường không chỉ năng động trong kinh doanh, thương mại, dịch vụ, mà còn năng động trong SX, nhất là trồng trọt và chăn nuôi. Nếu như Vĩnh Tường là huyện chiếm tới 90% sản lượng bò sữa trong tỉnh Vĩnh Phúc, thì xã Vĩnh Thịnh chiếm gần 90% sản lượng bò sữa trong huyện. Vĩnh Thịnh được ví như “nông trường bò sữa” của tỉnh Vĩnh Phúc.

Khi chúng tôi tới Vĩnh Thịnh, thì điều gây ấn tượng nhất, lại là các “ruộng” trồng cỏ Mỹ bạt ngàn. Cỏ được trồng tận dụng ngay cả bên lề lối đi, bờ ruộng, bờ ao. Dọc theo cầu Vĩnh Thịnh, là những đồng cỏ xanh tươi mơn mởn. Ấy chính là nguồn nguyên liệu chủ lực để SX ra thức ăn cho bò sữa.

Chăn nuôi phát triển, nhưng cũng kéo theo những hệ lụy: Chất thải của gia súc gây ô nhiễm môi trường. Số hộ chăn nuôi tăng, chuồng trại lại liền kề với nơi ở. Xã đã có kế hoạch rất ráo riết đưa chăn nuôi bò sữa ra một khu riêng, cách xa khu dân cư, như khu Khách Nhi I, khu Khách Nhi II… nhưng cần phải triệt để hơn nữa, mới giải quyết được tận gốc vấn đề ô nhiễm.

Hiện nay ở Vĩnh Tường, số xã đạt chuẩn (19/19 tiêu chí) đã có quyết định công nhận, là 21/26 xã. Số xã đạt chuẩn (19 tiêu chí) chờ công nhận, là 4 xã. Số xã đạt 16/19 tiêu chí chỉ còn 1 xã.

10-29-15_img_0007
Mương máng tưới tiêu hiện đại ở Vĩnh Tường.

Mục tiêu của huyện là tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn. Tạo diện mạo mới cho Vĩnh Tường xây dựng nông thôn giàu đẹp, văn minh, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao đời sống người dân, xây dựng nền nông nghiệp SX hàng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ. Gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, có hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, môi trường sinh thái được cải thiện…

Có một xã ở Vĩnh Tường, là hầu như không có một nhà văn hóa (NVH) thôn hoàn chỉnh. Đó là Yên Lập. Hiện Yên Lập mới chỉ thi công xong 1 trong 6 NVH, 5NVH còn lại đang tiếp tục triển khai thi công. Cụ thể NVH thôn Đồi Me, Hội Chữ, Bến Cả… mới xong phần thô. Các NVH thôn Hạc Đình, Phù Yên mới xong phần móng. NVH thôn Phù Yên 2, vẫn còn “vướng” các hộ dân chưa giải tỏa xong, dù họ đã nhận tiền đền bù…

Dù vậy, trong quý III/2019, huyện Vĩnh Tường phấn đấu xã Yên Lập được công nhận đạt chuẩn NTM, và huyện sẽ hoàn thành đạt chuẩn NTM trong năm 2019. Muốn đạt điều này, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã Yên Lập cần phối hợp với các ngành liên quan và tổ công tác của huyện nghiên cứu giải pháp để hoàn thành các hạng mục chưa hoàn thành, đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch…

Theo Đỗ Bảo Châu/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 422

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 421


Hôm nayHôm nay : 48575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 674960

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70902275