15:32 EDT Thứ ba, 30/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Yên Bái: Trồng loài cây "vàng xanh", cả huyện thu gần 800 tỷ đồng

Thứ ba - 15/10/2019 23:47
Được ví như "vàng xanh" của người dân huyện Văn Yên (Yên Bái), nhiều năm qua, cây quế đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, giúp người dân nơi đây có đời sống khấm khá. Năm 2019, giá quế tăng cao, dự tính sẽ mang lại cho người dân Văn Yên gần 800 tỷ đồng giá trị các sản phẩm từ cây quế.

Vùng trồng quế của huyện Văn Yên vốn được hình thành từ lâu đời và gắn liền với cuộc sống của đồng bào người Dao nơi đây. Hiện nay, quế là cây trồng kinh tế chủ lực của Văn Yên, đồng thời tham gia vào thị trường nông - lâm sản xuất khẩu của tỉnh Yên Bái. 

Nhiều năm trước, có thời gian bà con vùng cao gặp khó khăn khi cây quế bị sâu bệnh nhiều, quế chỉ bán được vỏ mà giá lại không cao, không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình. Sau đó nhờ được hỗ trợ giống và kỹ thuật, các hộ gia đình chuyển sang trồng quế hữu cơ, cây quế phát triển tốt, nên bà con rất phấn khởi.

 yen bai: trong loai cay 'vang xanh', ca huyen thu gan 800 ty dong hinh anh 1

 yen bai: trong loai cay 'vang xanh', ca huyen thu gan 800 ty dong hinh anh 2

Thời điểm này, đồng bào người Dao, Mông, Khơ Mú... ở huyện Văn Yên (Yên Bái) đang hối hả thu hoạch quế cung cấp nguyên liệu tích trữ cho các nhà máy, cơ sở chưng cất tinh dầu quế, các cở chế biến xuất khẩu.

Gia đình ông Hoàng Văn Hòa (thôn Đoàn Kết, xã Đại Sơn) có gần 7ha quế, có thâm niên trồng quế gần 30 năm. Năm nay vụ quế nhà ông được giá cao nhất so với các năm trước, với giá bán 60.000 đồng/kg vỏ quế khô, 40.000 đồng/kg vỏ quế tươi, cho thu nhập gần 300 triệu đồng.

Ông Hòa cho biết, sau quãng thời gian sinh trưởng 5-7 năm, quế bắt đầu cho thu hoạch mỗi năm 2 vụ, đó là thời điểm kéo dài từ tháng 3 sang tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 9. Trồng quế cũng không quá vất vả. Từ khi trồng, gia đình chỉ phải làm cỏ, chứ không phải bón phân gì cả, nói chung từ ngày trồng quế cuộc sống gia đình cũng thay đổi, khác hoàn toàn ngày xưa, làm được nhà to, sắm được xe cộ.

Ông Lê Huy, Bí thư Đảng ủy xã Đại Sơn, huyện Văn Yên cũng cho biết: Nhờ cây quế mà từ năm 2015 đến nay tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ 40% xuống còn 17,25%. Hằng năm, giá trị kinh tế từ cây quế đem lại cho xã gần 100 tỷ đồng.

 yen bai: trong loai cay 'vang xanh', ca huyen thu gan 800 ty dong hinh anh 3

Hằng năm giá trị kinh tế từ cây quế đem lại cho xã Đại Sơn gần 100 tỷ đồng.

Hiện nay, cây quế được trồng ở 27/27 xã, thị trấn của huyện Văn Yên, với diện tích gần 50.000ha. Đến nay, huyện đã xác lập chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế tại 8 xã gồm: Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Châu Quế Hạ, Tân Hợp, Đại Sơn, Viễn Sơn, Mỏ Vàng.

Để cây quế có sức cạnh tranh trên thị trường, trước mắt huyện Văn Yên đang tập trung chỉ đạo duy trì diện tích trồng quế; ưu tiên quy hoạch phát triển vùng trồng quế sạch, quế hữu cơ; tạo điều kiện thuận lợi, cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chế biến, đầu tư hỗ trợ kinh phí để các hộ bảo vệ nguồn giống gen.

 yen bai: trong loai cay 'vang xanh', ca huyen thu gan 800 ty dong hinh anh 3

Các sản phẩm từ quế đã trở thành hàng hóa chủ đạo, mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho huyện Văn Yên.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Vũ Quang Hải, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: Trong thời gian tới huyện tiếp tục giữ ổn định diện tích quế đang có và thu hẹp một số diện tích cây trồng chưa đem lại hiệu quả cao để đưa cây quế vào trồng. Đặc biệt hiện nay huyện cũng đang thu hút các nhà đầu tư vào để chế biến sâu các sản phẩm từ cây quế và sản xuất quế theo hướng quế sạch và quế hữu cơ.

 yen bai: trong loai cay 'vang xanh', ca huyen thu gan 800 ty dong hinh anh 5

Lớp đào tạo nghề chế tác quế mỹ nghệ.

Tỉnh Yên Bái có gần 76.000ha trồng quế, lớn nhất cả nước, đặc biệt là chỉ dẫn địa lý quế Văn Yên đã khẳng định được giá trị, danh tiếng của sản phẩm và đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Bởi vậy tỉnh Yên Bái vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác duy trì, bảo tồn cây giống, chống pha tạp giống. Bên cạnh đó, tích cực tuyên truyền để người dân tổ chức trồng quế sạch, tăng cường công tác quảng bá cây và các sản phẩm từ quế để thâm nhập sâu rộng hơn nữa thị trường trong nước và nước ngoài.

 Theo Hoàng Hữu/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: người dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 142

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 129


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1313634

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60327342