08:21 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Yên Bình nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 24/04/2013 00:02
Bước vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Yên Bình (Yên Bái) gặp khá nhiều khó khăn do các tiêu chí đạt thấp. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của người dân, bước đầu huyện đã gặt hái được nhiều thành công.

Ưu tiên phát triển sản xuất

Qua đánh giá ở 24 xã theo 19 tiêu chí NTM, chỉ có 87,5% số xã đáp ứng được tiêu chí về hệ thống điện; 100% số xã đạt tiêu chí về an ninh, trật tự xã hội; 91,66% xã đáp ứng tiêu chí về y tế; 50% số xã gần đạt các tiêu chí về hệ thống chính trị, giáo dục, chợ... Các tiêu chí quan trọng khác như hệ thống hạ tầng, cơ cấu lao động... đều chưa đạt.

Theo ông Lê Văn Lương, Chủ tịch UBND huyện Yên Bình, do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn chậm, nguồn lực đầu tư thiếu dẫn đến lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đầu tư chưa dứt điểm, việc huy động các nguồn vốn đóng góp của dân vào xây dựng các công trình hạ tầng còn hạn chế.

Để đạt mục tiêu đến năm 2015 có 15 - 20% và đến năm 2020 có 50 - 60% số xã đạt tiêu chí NTM, Yên Bình đã triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền. UBND huyện giao Phòng Nông nghiệp và PTNT tổ chức các hội nghị tuyên truyền về chương trình XDNTM tại 24 xã với 1.084 lượt người tham dự. Huyện cũng thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện và thành lập tổ chuyên trách giúp việc cho Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trực tiếp theo dõi, lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc XDNTM trên địa bàn; chỉ đạo hướng dẫn các xã xây dựng và phê duyệt xong đề án, xây dựng quy hoạch. Huyện cũng chọn 4 xã là Vĩnh Kiên, Mông Sơn, Cảm Nhân và Đại Minh để xây dựng mô hình điểm.

Xác định XDNTM làm thay đổi bộ mặt cũng như đời sống người dân nên chương trình đã được nhân dân hưởng ứng. Tại mỗi gia đình, thôn xóm đều có những việc làm cụ thể trong việc phát triển hệ thống hạ tầng, vệ sinh môi trường, tăng gia sản xuất nâng cao đời sống. Cùng với nguồn đóng góp của nhân dân, nhiều địa phương đã tiếp nhận và sử dụng hiệu quả vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện và các tổ chức trong và ngoài nước để xây dựng hạ tầng, cụ thể là giao thông nông thôn. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, giá trị xây dựng cơ bản 9 tháng đầu năm 2012 của huyện đạt 50,7 tỷ đồng gồm 10 công trình chuyển tiếp năm 2011 (đã bàn giao 8 công trình) và 12 công trình khởi công mới năm 2012. Trong đó đã hoàn thành 4/13km đường bê - tông ở các xã: Bạch Hà, Hán Đà, Yên Bình, Đại Đồng…, đồng thời mở mới 22km đường liên thôn, xóm. Tổ chức ra mắt 4/10 làng văn hóa; xây mới 5 hội trường thôn, nâng tổng số thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa lên 173 thôn. 

Việc phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân cũng được đẩy mạnh. Năm 2012, nhân dân trong huyện đã gieo cấy 2.179,9ha lúa xuân, năng suất bình quân 50,14 tạ/ha, sản lượng 10.930/10.020 tấn; cấy 283,86ha lúa mùa, năng suất 48,5tạ/ha, sản lượng 11.076,7/11.075 tấn; trồng 818,1ha ngô thu đông; 3.213ha sắn; đầu tư chăm sóc tốt 1.990ha chè, trong đó chè kiến thiết cơ bản 89ha; trồng cải tạo 31,75ha cây ăn quả các loại và trồng mới 2.107,7ha rừng... Duy trì đàn trâu 13.380 con, đàn bò 3.617 con, đàn lợn 70.759 con, gia cầm 432.387 con và 380 lồng cá, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 655 tấn, sản lượng khai thác ước đạt 1.800 tấn… Tại 4 xã điểm, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế, trong đó Mông Sơn thực hiện 2 dự án là mô hình trồng thanh long ruột đỏ, quy mô 0,45ha và nuôi dê núi đá;  Cảm Nhân thực hiện dự án cải tạo đàn trâu;  Vĩnh Kiên thực hiện mô hình nuôi cá nheo trong lồng trên hồ Thác Bà và nuôi dê nông hộ; Đại Minh thực hiện dự án hỗ trợ nông dân mua máy cày. 

Từ những nội dung đã triển khai, theo đánh giá, tiến độ triển khai chương trình XDNTM ở Yên Bình đạt tiến độ theo kế hoạch. Đến hết năm 2012, huyện có 13 xã đạt 4 tiêu chí, 3 xã đạt 5 tiêu chí, 6 xã đạt 6 tiêu chí, 1 xã đạt 7 tiêu chí, 1 xã đạt 9 tiêu chí, có 11 xã hoàn thành từ 5 tiêu chí trở lên.

Đào tạo nghề, nguồn lực cho NTM

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng, phát triển sản xuất, Yên Bình đang đẩy nhanh tiến độ đào tạo nghề theo nhu cầu cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

Lớp mô hình thí điểm kỹ thuật trồng nấm do Trung tâm Dạy nghề huyện phối hợp với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh Yên Bái mở tại xã Thịnh Hưng thu hút 30 học viên tham gia, thời gian học một tháng rưỡi. Anh Nguyễn Văn Tiến, học viên của lớp cho biết: “Qua tìm hiểu, tôi thấy nấm đã được trồng ở nhiều xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên và TP. Yên Bái, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân. Bên cạnh đó, nghề này không đòi hỏi đầu tư lớn mà  tận dụng được các phế phẩm nông nghiệp. Chính vì vậy, tôi đã đăng ký tham gia lớp học với mong muốn phát triển được nghề trồng nấm tại địa phương”.

Việc mở lớp dạy trồng nấm đã nhận được sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của nhiều nông dân trong xã bởi lớp học này được mở dựa trên chính nhu cầu của bà con. Ông Phạm Ngọc Vương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thịnh Hưng cho biết: “Không chỉ học viên nằm trong diện được hỗ trợ kinh phí theo Đề án 1956 tích cực tham gia mà nhiều nông dân không thuộc diện cũng đi học với mong muốn chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện gia đình”.

Theo đó, Thịnh Hưng cũng khuyến khích tất cả các hộ nếu có nhu cầu học nghề trồng nấm đều có thể tham gia lớp học, hướng tới mục tiêu hình thành làng nghề sản xuất nấm ngay tại xã. Đây cũng là lớp nghề thứ 3 trong năm nay mà Trung tâm Dạy nghề huyện Yên Bình mở trên địa bàn xã với các nghề may mặc, xây dựng và trồng nấm.

Được biết, từ đầu năm đến nay, huyện Yên Bình đã phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh và huyện đào tạo 10 nghề thuộc các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp tại các xã, thị trấn gắn với điều kiện phát triển kinh tế của địa phương, phù hợp với nhu cầu của người dân.

Sau các khóa học nghề, người lao động được cấp chứng chỉ nghề, trên 70% lao động nông thôn sau khi học nghề xong đã có việc làm ổn định tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hoặc tự tạo việc làm bằng việc phát triển kinh tế tại gia đình. 

Nhiệm vụ phía trước

Năm 2013, Yên Bình phấn đấu có 15 xã tiếp tục hoàn thành thêm 2 tiêu chí, 6 xã tiếp tục hoàn thành thêm 3 tiêu chí, có 2 xã hoàn thành thêm 4 tiêu chí, 1 xã hoàn thành thêm 5 tiêu chí. 16 xã hoàn thành từ 5 tiêu chí trở lên, trong đó có 1 xã hoàn thành 10 tiêu chí NTM. Để hoàn thành mục tiêu này, huyện yêu cầu các phòng ban chuyên môn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp rà soát thẩm định hồ sơ thiết kế các công trình xây dựng cơ bản, các dự án phát triển sản xuất trình UBND huyện phê duyệt, đảm bảo thời gian theo quy định để các xã triển khai thi công; các địa phương tổ chức xây dựng và thực hiện đề án XDNTM trên cơ sở đề án đã được UBND huyện phê duyệt, tổ chức xây dựng kế hoạch chi tiết có sự bàn bạc dân chủ trong cộng đồng dân cư; trực tiếp vận động nhân dân tổ chức thực hiện XDNTM theo đề án, kế hoạch đã được UBND huyện phê duyệt. 

Trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp thực hiện theo phương châm: Đối với các mô hình được hỗ trợ 100%, UBND xã, Ban quản lý XDNTM xã ưu tiên lựa chọn những hộ gia đình có điều kiện khó khăn để thực hiện, nhằm mục đích thay đổi tập quán sản xuất cũ, tạo cơ hội cho các gia đình khó khăn có điều kiện cải thiện kinh tế. Khuyến khích phát triển mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác. Yêu cầu các xã tập trung chỉ đạo, động viên nhân dân chỉnh trang nhà ở, bếp ăn, cổng, xây dựng nhà vệ sinh và khu chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường; tự nguyện hiến đất để mở rộng đường giao thông đảm bảo mặt bằng theo quy định; đăng ký tiêu chuẩn gia đình văn hóa; các thôn đăng ký xây dựng làng văn hóa, tích cực huy động dân cư tham gia hỗ trợ xóa nhà dột nát cho hộ nghèo theo Quyết định 167, đồng thời huy động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ XDNTM.

Để Yên Bình sớm về đích, theo ông Lương, tỉnh cần tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng nông thôn, nhất là kinh phí kiên cố hóa đường giao thông và xây dựng nhà văn hóa thôn, hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng. Đặc biệt ưu tiên kinh phí cho 4 xã điểm của huyện.

Hùng Sơn Hiếu (kinhtenonghton.com.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 252

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 249


Hôm nayHôm nay : 42083

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1155125

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72837834