10:25 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Áp thấp mạnh lên thành bão số 2, Hà Tĩnh đề phòng lũ quét, sạt lở đất

Thứ bảy - 15/07/2017 21:02
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh vừa có công điện gửi các ngành chức năng, địa phương về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 2.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 19 giờ ngày 15/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 210km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10.

ap thap manh len thanh bao so 2 ha tinh de phong lu quet sat lo dat

Ảnh mây vệ tinh vị trí cơn bão

 

Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và còn có khả năng mạnh hơn. Đến 19 giờ ngày 16/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh khoảng 160km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 10.

Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió bão mạnh từ cấp 6 trở lên, biển động): vĩ tuyến 16,0 đến 20,00N; phía Tây kinh tuyến 112,50E.

Do ảnh hưởng của bão, từ sáng 16/7 ở Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-9, giật cấp 10; sóng biển cao từ 3-5m; Biển động rất mạnh.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 07 giờ ngày 17/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 105,1 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 8-9.

Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực phía Bắc nước Lào.

Do ảnh hưởng của bão, từ tối và đêm mai (16/7), trên vùng ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-10; ở các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Bình và sâu trong đất liền khu vực các tỉnh từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh có gió giật cấp 6-8. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.

Từ chiều và đêm ngày 16/7 đến ngày 18/7 ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to: Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An 250-350mm; các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Hà Tĩnh 150-250mm; các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Điện Biên 100-200mm; các khu vực khác của Bắc Bộ và các tỉnh từ Quảng Bình-Thừa Thiên Huế 50-150mm.

Từ ngày 17-19/7, một đợt lũ sẽ xuất hiện trên thượng lưu hệ thống sông Hồng-Thái Bình với biên độ lũ lên từ 2-3m, trên các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh biên độ lũ lên từ 4-6m. Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ trên sông Thao tại Yên Bái ở mức BĐ2, tại Phú Thọ ở mức BĐ1; trên sông Lô tại Tuyên Quang, sông Cầu tại Đáp Cầu, sông Hoàng Long tại Bến Đế ở mức BĐ1; trên sông Hiếu (Nghệ An), sông Bưởi và thượng nguồn sông Mã (Thanh Hóa) ở mức BĐ1 và trên BĐ1; trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh) ở mức BĐ1-BĐ2; hạ lưu sông Mã và sông Cả còn dưới mức BĐ1.

Lũ quét, sạt lở đất, ngập úng ở vùng trũng có khả năng xảy ra tại nhiều tỉnh ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, đặc biệt một số tỉnh như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Ngập úng tại các khu đô thị, các thành phố lớn có nguy cơ xuất hiện như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Vinh (Nghệ An), Hà Tĩnh.

Thực hiện công điện của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, để chủ động ứng phó với diễn biến của ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đề nghị các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện ven biển theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển; thông báo cho các chủ phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để vảo nơi an toàn hoặc thoát ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của ATNĐ. Giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Khu vực nguy hiểm được xác định trong 24h tới từ vĩ tuyến 15,5-­19.50 độ Vĩ Bắc và từ kinh tuyến 109,00 đến 113,50 độ kinh Đông, cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

2. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết; kiên quyết sơ tán dân ở những vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, các lán trại thi công ven sườn núi, vùng ven sông, ven suối; có biện pháp cảnh báo và hướng dẫn giao thông đi lại của nhân dân khi qua các đoạn đường có nguy cơ ngập lụt, tràn, ngầm qua suối, bến đò ngang để tránh xảy ra tai nạn do bất cẩn. Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có vêu cầu.

3. Ban Chi huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố, thị xã; các Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi Nam Hà Tĩnh, Bắc Hà Tĩnh kiểm tra, bố trí lực lượng thường trực điều tiết tiêu thoát lũ tại các cống tiêu, tránh ngập úng diện tích lúa và hoa màu trên địa bàn; chủ động phương án đảm bảo an toàn hạ du và công trình trong trường hợp các hồ chứa xả lũ.

4. Các chủ đầu tư cần tập trung lực lượng, phương tiện đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình XDCB; đặc biệt là đối với các công trình đê điều, hồ chứa nước đang thi công dang dở, có phương án bảo đảm an toàn đối với công trình, người và máv móc, thiêt bị khi có mưa lũ lớn xảy ra.

5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh cập nhật và thông báo kịp thời diễn biến thời tiết để người dân được biết, chủ động phòng tránh.

6. Tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Theo PV/baohatinh.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 122

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 116


Hôm nayHôm nay : 47094

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1160136

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72842845