08:47 EDT Thứ ba, 21/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

BỒI DƯỠNG CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI: KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỔ SUNG

Thứ bảy - 08/11/2014 21:12
Trải qua các giai đoạn phát triển của cách mạng, Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chủ trương hết sức quan trọng, có tầm chiến lược của cách mạng nước ta, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhận thức rõ vai trò quyết định của đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến cơ sở trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia này, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi của cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp. Mục tiêu đặt ra là, đến năm 2013 có 40%; đến năm 2015 có 75% và đến năm 2020 có 100% cán bộ xây dựng nông thôn mới được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị các kiến thức về xây dựng nông thôn mới.
Mục tiêu đặt ra là, đến năm 2013 có 40%; đến năm 2015 có 75% và đến năm 2020 có 100% cán bộ xây dựng nông thôn mới được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị các kiến thức về xây dựng nông thôn mới.

Mục tiêu đặt ra là, đến năm 2013 có 40%; đến năm 2015 có 75% và đến năm 2020 có 100% cán bộ xây dựng nông thôn mới được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị các kiến thức về xây dựng nông thôn mới.

Trường Chính trị Trần Phú được UBND tỉnh giao chủ trì phối hợp với các ngành chức năng triển khai biên soạn giáo trình; cùng với đội ngũ giảng viên các sở ban ngành xây dựng các giáo án và trực tiếp giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới tuyến xã và huấn luyện đội ngũ báo cáo viên cấp huyện. Với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh và các ngành chức năng, sau gần 2 năm triển khai với hàng trăm lượt cán bộ đi nghiên cứu thực tế và hàng chục cuộc hội thảo, bộ tài liệu với gần 1000 trang phục vụ cho công tác bồi dưỡng cán bộ xây dựng NTM đã được biên tập hoàn chỉnh và chính thức ban hành.  
Ngày 22/11/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 3690/QĐ-UBNĐ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới năm 2013 và 2014 cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã và thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Đối tượng đào tạo là các  chức danh cán bộ, công chức cấp xã; bí thư chi bộ, xóm trưởng và học viên tất cả các lớp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính, các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên.
Từ tháng 12 năm 2013, sau các  lớp thí điểm, chương trình bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới chính thức được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh. Mục tiêu của kế hoạch đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới được thực hiện từ 2013 đến 2015 là tiến hành việc bồi dưỡng cho gần 11.000 cán bộ huyện, xã và thôn xóm  đang trực tiếp tổ chức triển khai xây dựng nông thôn mới trong toàn tỉnh. Trong đó có gần 6.000 đối tượng là cán bộ các chức danh ở xã và báo cáo viên cấp huyện; khoảng trên 5.000 đối tượng là cán bộ thôn xóm, với khoảng trên 100 lớp. Thời gian của một lớp bồi dưỡng là 07 ngày, với 06 ngày học trên lớp và thảo luận, 01 ngày đi nghiên cứu thực tế. Đến hết năm 2014, đã cơ bản kết thúc việc bồi dưỡng cho đối tượng là cán bộ các chức danh cấp xã và đội ngũ báo cáo viên tuyến huyện. Nhiệm vụ còn lại trong năm 2015 là bồi dưỡng cho toàn bộ đội ngũ cán bộ thôn xóm.
Kết quả thu được sau hơn một năm triển khai chủ trương bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh là hết sức to lớn. Dưới các hình thức khảo sát, đánh giá đã cho thấy, hầu hết học viên tham gia các lớp bồi dưỡng đều thừa nhận đây là quá trình nhận thức và nhận thức lại vô cùng hữu ích, thật sự cần thiết để tiếp tục triển khai chủ trương xây dựng nông thôn mới tại các địa phương một cách hiệu quả hơn.
Bộ tài liệu đưa vào giảng dạy được học viên xem như là cẩm nang cho cán bộ xây dựng nông thôn mới. Đội ngũ giảng viên được đánh giá cao về năng lực, trình độ cũng như chất lượng truyền đạt các chuyên đề; nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm cao, đảm bảo cập nhật kiến thức; thiết kế bài giảng lôgíc, phù hợp với thực tế, đáp ứng được yêu cầu đã đề ra. Một số chuyên đề được  người học đánh giá rất cao về sự sâu sắc của lý luận và tính thực tiễn, giúp cho học viên sau khóa học có những cách tiếp cận mới, suy nghĩ mới và cách làm mới trong quá trình vận dụng tổ chức thực hiện ở cơ sở.  
Quá trình phối hợp giữa trường chính trị Trần Phú với các ngành chức năng và các huyện để tổ chức mở các lớp bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới là chặt chẽ, hiệu quả và đầy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Lãnh đạo, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới hầu hết các huyện đã nhận thức đầy đủ  ý nghĩa của việc bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ cơ sở là trực tiếp nâng cao hiệu quả của công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Nhiều đơn vị đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt sâu sắc của cấp ủy, chính quyền như huyện Vũ Quang, huyện Đức Thọ, huyện Cẩm Xuyên...
Hầu hết học viên tham gia các lớp bồi dưỡng với tinh thần nghiêm túc. Trong quá trình thảo luận, học viên đã tích cực tham gia góp ý, một số ý kiến đề xuất có ý nghĩa thực tiễn và với trách nhiệm cao, tâm huyết với bộ tài liệu, với chương trình bồi dưỡng, với giảng viên, đặc biệt là những kiến nghị đề xuất với nhà trường, với tỉnh. Công tác theo dõi, quản lý lớp, cấp chứng chỉ sau khóa học được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo quy chế. Ban tổ chức lớp học và giáo viên chủ nhiệm đã có sự phối chặt chẽ, nhịp nhàng. Việc đi nghiên cứu thực tế của học viên, ở hầu hết các lớp, được xây dựng kế hoạch một cách cụ thể và tổ chức thực hiện chu đáo, mang lại hiệu quả thiết thực.
Tuy nhiên, bên cạnh nhưng kết quả, thành công đã đạt được, quá trình tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới tại các địa phương cũng còn bộc lộ không ít những khó khăn, hạn chế. Bộ tài liệu được biên soạn phục vụ cho công cuộc xây dựng nông thôn mới ngay từ những hoạt động đầu tiên, nhưng chỉ được cung cấp, giảng dạy sau khi chúng ta đã triển khai xây dựng NTM trên thực tế gần ba năm nay, với nhiều bổ sung, thay đổi về chính sách trong lĩnh vực này. Vì vậy, bắt buộc các chuyên đề cần được cập nhật, bổ sung về nội dung. Đồng thời, các giáo án cũng phải được thay đổi, uyển chuyển về phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nhận thức và trình độ thực tiễn của đối tượng học viên. Đây là một trong những khó khăn của đội ngũ giảng viên.
Dù không nhiều, nhưng ở một số đơn vị cơ sở (cả huyện và xã), một số cán bộ chủ chốt nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kiến thức xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ ở địa phương mình, do đó, mang tư tưởng ỉ lại, phó mặc nhà trường. Ngay từ khâu huy động học viên, tổ chức lớp... đã thiếu chặt chẽ, nghiêm túc, sĩ số không được như yêu cầu. Hội trường, phương tiện giảng dạy cho giảng viên chưa đảm bảo. Trong thời gian mở lớp lại bố trí các cuộc hội nghị có thành phần trùng lắp, cho nên số lượng học viên tham gia các buổi học không đầy đủ, số học viên không được cấp chứng chỉ do không đủ thời gian, dù không nhiều, nhưng vẫn còn... 
Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, phối hợp tổ chức mở lớp giữa trường Chính trị Trần Phú với các địa phương và các sở, ban, ngành có nơi, có lúc còn chồng chéo; việc bố trí giảng viên gặp không ít khó khăn vì trong quá trình mở các lớp bồi dưỡng nông thôn mới thì đồng thời các lớp học loại hình khác của nhà trường vẫn phải tiến hành bình thường; một số các giảng viên là lãnh đạo các sở ban ngành bận nhiều việc, dẫn đến việc điều hành, bố trí giảng viên lên lớp, giáo viên chủ nhiệm gặp khó khăn.  
Một số đơn vị chưa thực sự quan tâm và đánh giá đúng mức về ý nghĩa, vai trò, của chương trình đi nghiên cứu thực tế của học viên; lựa chọn địa phương đến nghiên cứu không phù hợp, không tương đồng về các đặc điểm dân cư - địa lý - kinh tế; một số học viên không tham gia hoặc tham gia không trọn vẹn. Do vậy, tác dụng, hiệu quả của nội dung đi nghiên cứu thực tế dành cho học viên trong chương trình bồi dưỡng ở một số lớp là không được như mong đợi.   
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương mang tính chiến lược, lâu dài và yêu cầu của các tiêu chí như là các bậc thang, tiến tới ngày càng hoàn thiện. Để hoàn thành các mục tiêu, tiêu chí đặt ra ngày càng cao thì sự nghiệp này không chỉ là trách nhiệm của một thế hệ mà là của rất nhiều thế hệ cán bộ nối tiếp nhau. Chính vì thế, trong từng giai đoạn, với các yêu cầu đặt ra thì việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ xây dựng nông thôn mới luôn là cần thiết và quan trọng. Hoàn thành mục tiêu bồi dưỡng cho gần 11.000 đối tượng mới chỉ là bước khởi đầu. Để tiếp tục làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hà Tĩnh, trong thời gian tới cần tăng cường một số giải pháp bổ sung sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức, quán triệt sâu sắc, đầy đủ mục đích, ý nghĩa của việc bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt, cấp ủy, chính quyền các cấp từ huyện đến xã; đặc biệt là cán bộ cấp xã, vừa là người triển khai chủ trương xây dựng nông thôn mới đến người dân, vừa là người trực tiếp thực hiện. Thực tiễn sau gần một năm triển khai các lớp bồi dưỡng cho thấy, nơi nào, địa phương nào cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo chủ chốt nhận thức sâu sắc và có thái độ chỉ đạo quyết liệt thì công tác bồi dưỡng cán bộ đạt hiệu quả càng cao và kết quả triển khai chương trình mục tiêu quốc gia ngày càng có những chuyển biến tích cực và mang tính bền vững. Đội ngũ cán bộ được trang bị đầy đủ kiến thức để tổ chức thực hiện mục tiêu chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới, cũng đồng thời là hạt nhân tuyên truyền có sức lan tỏa và đầy tính thuyết phục, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi quá trình thực hiện đang bước vào giai đoạn cao trào.  
Hai là, việc tổ chức các lớp bồi dưỡng trong hai năm 2013 và 2014 là những lớp đầu tiên, mang tính chất đại trà, phổ biến, vì vậy cách thức tổ chức lớp bồi dưỡng,  đối tượng học viên, giáo trình với kiến thức truyền thụ, giáo án và phương pháp giảng dạy... như hiện nay là hợp lý.  Tuy nhiên, mỗi một giai đoạn triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì có những yêu cầu khác nhau, ngày càng cao. Vì vậy, bản thân bộ tài liệu cũng cần được thường xuyên chỉnh lý, bổ sung cho phù hợp với từng  giai đoạn trong tiến trình xây dựng nông thôn mới. Có thể, trong những giai đoạn tiếp theo, cần bổ sung, chỉnh lý bộ tài liệu này theo hướng cập nhật các chủ trương, chính sách mới; tinh giản  về nội dung, giảm bớt một số chuyên đề, rút ngắn thời lượng từng chuyên đề và thời gian cho mỗi khóa bồi dưỡng. Đồng thời, tùy yêu cầu nhiệm vụ và thực tiển đặt ra, cần phải thay đổi cách thức tổ chức các lớp; lựa chọn, mở rộng đối tượng học viên; xây dựng lại giáo án, thay đổi phương pháp truyền đạt... cho phù hợp, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới.
Ba là, các chính sách từ Trung ương và mỗi địa phương trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới được bổ sung, thay đổi liên tục, vì vậy, đội ngũ giảng viên phải thường xuyên cập nhật thông tin, nắm bắt các chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới; tăng cường bám sát thực tiễn, tiếp cận với cơ sở. Một mặt là để làm phong phú nội dung bài giảng, tính thuyết phục khi truyền đạt, nhưng điều quan trọng nữa là nhằm cập nhật thông tin từ thực tiễn vừa để kiểm nghiệm lý thuyết đã giảng dạy, hệ thống hóa kiến thức, bổ sung giáo án, điều chỉnh phương pháp giảng dạy... Thực tiễn xây dựng nông thôn mới chuyển biến rất nhanh chóng, nên việc bổ sung, cập nhật bài giảng phải được tiến hành thường xuyên. Chương trình bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới sẽ trở nên bất cập, không còn ý nghĩa nếu nội dung truyền đạt không bám sát và theo kịp sự chuyển biến của thực tiễn.
Bốn là, cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các huyện cần khẩn trương triển khai mở các lớp bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới cho đối tượng học viên ở tuyến xóm. Đây là nhiệm vụ cấp bách, tiến hành càng sớm càng tốt. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã triển khai sang năm thứ tư, mặc dù vậy nhưng đội ngũ những người trực tiếp thực hiện, tổ chức, vận động người dân thực hiện thì vẫn chưa được trang bị những kiến thức lý luận cơ bản về nông thôn mới và cách thức tổ chức thực hiện chương trình này. Đây sẽ là một trong những lực cản, nguyên nhân quan trọng làm chậm trễ tiến độ hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới mà các địa phương, đơn vị cũng như tỉnh Hà Tĩnh đã đề ra.
Năm là, cần phải tiến hành các hoạt động sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới thường xuyên, định kỳ tại từng địa phương và trên phạm vi toàn tỉnh. Hoạt động này một mặt sẽ giúp Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền các cấp đánh giá    đúng hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới, kịp thời rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức các lớp bồi dưỡng cũng như nắm bắt được thực trạng đội ngũ mà mình đang có, để có những giải pháp kịp thời bổ sung nhằm xây dựng lực lượng này với năng lực ngày càng hoàn thiện. Mặt khác, hoạt động sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm cũng là một kênh quan trọng giúp các giảng viên, những người biên soạn chương trình bồi dưỡng nắm bắt thông tin, yêu cầu từ thực tiễn để bổ sung, chỉnh lý và hoàn thiện bộ tài liệu, giáo án giảng dạy các chuyên đề, đảm bảo ngày càng hoàn chỉnh hơn.
          Bộ tài liệu Bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới được biên soạn, ban hành và đưa vào sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Chỉ trong chưa đầy một năm, tất cả đội ngũ cán bộ, công chức thuộc các chức danh tuyến xã, báo cáo viên cấp huyện, học viên của các lớp Trung cấp Chính trị - Hành chính, các lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho chuyên viên trên địa bàn toàn tỉnh, với gần 6 ngàn lượt người, đã được  bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về xây dựng nông thôn mới. Đây là sự nỗ lực đầy trách nhiệm, tâm huyết của đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Chính trị Trần Phú, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh, cấp ủy, chính quyền các huyện, thị, thành và các sở, ban, ngành chức năng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, những tồn tại trong quá trình triển khai các lớp bồi dưỡng cũng như những khiếm khuyết và nhu cầu chỉnh lý, bổ sung, sữa đổi đối với bộ tài liệu là đương nhiên. Một số giải pháp đề cập đến trong bài viết này hy vọng sẽ góp phần làm tăng tính hiệu quả trong việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng một đội ngũ cán bộ xây dựng nông thôn mới cho trước mắt cũng như lâu dài trên địa bàn tỉnh nhà./. 
                                                                 Phạm Xuân Cảnh
                                                                   Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị Trần Phú
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 344

Máy chủ tìm kiếm : 44

Khách viếng thăm : 300


Hôm nayHôm nay : 73848

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1176749

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61498706