08:38 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Bà đỡ” cho học sinh, sinh viên nghèo

Chủ nhật - 12/07/2015 22:01
Với nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Can Lộc thực sự là “bà đỡ” để hàng nghìn học sinh, sinh viên (HSSV) ở vùng đất học này tiếp tục theo đuổi sự nghiệp đèn sách...
 
“Bà đỡ” cho học sinh, sinh viên nghèo
Cán bộ Ngân hàng CSXH Can Lộc làm thủ tục, giải ngân để các gia đình vay vốn cho con em theo học đại học, cao đẳng.

Theo chân các cán bộ tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện và Hội LHPN xã Xuân Lộc đến thăm một số gia đình trong xã, chúng tôi được nghe những câu chuyện cảm động xung quanh việc nhờ vốn vay Ngân hàng CSXH mà HSSV nghèo có điều kiện theo đuổi con đường học hành.

Gia đình anh Nguyễn Văn Mão (55 tuổi) ở xóm Trung Xá tuy đã khá hơn dăm năm trước nhưng trong nhà hầu như không có tài sản gì đáng giá. Chị Trần Thị Quỳnh - vợ anh Mão kể: Năm 2006, gia đình, anh em và bà con làng xóm mừng cho anh chị khi con gái đầu Nguyễn Thị Hằng đậu Đại học Y Hà Nội. Niềm vui đến cũng mang theo nỗi lo không biết lấy đâu ra tiền nuôi con ăn học trong 6 năm. Đang lúc băn khoăn có nên cho con đi học hay không thì được tin, Chính phủ có chính sách cho HSSV nghèo vay vốn. Đánh liều, anh Mão đến Ngân hàng CSXH hỏi.

Sau những thủ tục ban đầu, anh đã có trong tay 3 triệu đồng để nộp học cho con. Sau đó, tiền học của Hằng được chuyển từ ngân hàng Can Lộc ra Hà Nội. Không chỉ Hằng, lần lượt các em Nguyễn Thị Sen, Nguyễn Thị Thu đã được vay tiền từ Ngân hàng CSXH huyện để theo học đại học. Chị Quỳnh nhẩm tính: Từ năm 2007 đến nay, gia đình chị đã được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 133 triệu đồng để đầu tư cho con ăn học.

Đến nay, 2 cháu đã ra trường và có việc làm ổn định. Hằng hiện là bác sỹ công tác tại Bệnh viện U bướu Nghệ An, hàng tháng đã gửi tiền về giúp bố mẹ và các em; đồng thời, trả nợ ngân hàng. “Nếu không có Ngân hàng CSXH thì các con tôi dù học giỏi đến mấy cũng không thể tiếp tục sự học!” - chị Quỳnh vừa tiễn khách, vừa nói.

Gia cảnh chị Nguyễn Thị Thái (50 tuổi) ở thôn Vân Cử khó khăn hơn khi một mình phải nuôi chồng nằm liệt giường nhiều năm liền, vừa nuôi 5 con học đại học, cao đẳng. Chị Thái chia sẻ: “Hoàn cảnh gia đình cực kỳ khó khăn, nếu không có chính sách của Chính phủ về hỗ trợ cho HSSV nghèo vay vốn thì các con tôi đã bỏ học ngay từ đầu”.

Từ năm 2009 đến nay, chị Thái đã vay 118 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH. Chị Thái khoe: “Nhờ vốn vay hỗ trợ của ngân hàng nên đến nay, 3 cháu đã tốt nghiệp đại học, trong đó, một cháu đã có việc làm ổn định”. Khó khăn dần qua, chị Thái động viên các con tiếp tục tiết kiệm để trả nợ ngân hàng đúng hạn. Được biết, trong tháng 6, chị Thái và các con đã trả món vay đầu tiên hơn 17 triệu đồng.

Gia đình giáo dân Hoàng Thị Xuân (56 tuổi) ở thôn Bình Yên là điển hình về vay vốn ngân hàng cho các con học đại học. Một mình chị bươn chải nuôi 7 con ăn học cùng người chồng phải chạy thận nhiều năm liền (nay đã mất). Chị Xuân cho biết: “Ngân hàng CSXH huyện thực sự là “cứu cánh” đối với gia đình chúng tôi. Bình quân mỗi cháu được vay 32-40 triệu đồng. Hai cháu đã tốt nghiệp và có công việc ổn định, còn 2 cháu đang chờ việc”. Tuy vay nhiều nhưng cũng như các gia đình khác trong xã, chị Xuân sắp xếp trả nợ dần…

Chị Phan Thị Nghĩa - Hội trưởng Hội LHPN xã Xuân Lộc vui mừng cho biết: Xuân Lộc vốn là xã nghèo, có hơn 48% giáo dân; cách đây 5 năm, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 37%, nhưng hàng năm có trên 100 cháu thi đậu đại học, cao đẳng. Nếu không có sự tiếp sức của Ngân hàng CSXH huyện, thì nhiều cháu thuộc diện hộ nghèo hay một số gia đình giáo dân đông con… không bao giờ dám mơ vào giảng đường đại học. “Hiện, Xuân Lộc có 317 HSSV vay vốn học đại học, cao đẳng với tổng số tiền 9 tỷ đồng. Gần 100% cháu sau khi tốt nghiệp và gia đình đều có trách nhiệm trả nợ vốn vay ngân hàng đúng thời gian đã cam kết” - chị Nghĩa cho biết thêm.

Ông Trần Anh Đức - Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Can Lộc cho biết: Từ năm 2007, đơn vị đã triển khai cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay, số vốn HSSV trong toàn huyện vay luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dư nợ cho vay của ngân hàng; có thời điểm chiếm khoảng ½. Tính đến 31/12/2014, thông qua ủy thác các tổ chức xã hội, 7.166 HSSV có hoàn cảnh khó khăn đã được vay gần 137 tỷ đồng, chiếm hơn 1/3 tổng số dư nợ của Ngân hàng CSXH Can Lộc. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, đã có 980 hộ vay hơn 7,6 tỷ đồng cho con em theo học đại học, cao đẳng. Bà con cũng đã thu xếp trả nợ hơn 25 tỷ đồng theo đúng cam kết. Hiện, nợ xấu liên quan đến chương trình này không đáng kể, chỉ chiếm 0,03%.

Theo khẳng định của lãnh đạo huyện Can Lộc: Nếu không có nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH huyện thì nhiều học sinh thuộc diện khó khăn học giỏi sẽ không bao giờ có cơ hội theo học đại học, cao đẳng. Ngân hàng CSXH thực sự là “bà đỡ” cho con em nghèo vùng đất học. Tuy nhiên, lãnh đạo huyện cũng như các phụ huynh đều mong muốn, cần tăng số tiền cho HSSV vay để phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay.

 
Khánh Huyền
Theo baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 154


Hôm nayHôm nay : 12227

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 12227

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73059198