01:32 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bản vui cây lúa, bản đẹp cây ngô

Thứ tư - 16/01/2013 22:04
Sau 5 năm chúng tôi trở lại Thoong Pé (Lào) đều ngỡ ngàng trước sự đổi thay mới của những người dân tộc Mông ở sát biên giới Việt - Lào. Vẫn gặp những con suối con khe, vẫn gặp những đồi ngô ruộng lúa nhưng một sức sống phồn thực đang trổi dậy. Khúc ca mới bắt đầu khi cái tay biết làm cái đầu biết nghĩ ..

 

No bụng dân bản sướng thôi

Giữa cái nắng hè chói chang như đổ lửa ở miền thượng Hương Sơn, nhưng xe vừa qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, khí trời lại dịu hẳn. Nắng phây phây vàng sau đợt mưa chiều vừa tạnh. Bây giờ Lào đang bước vào mùa mưa.

Bản vui cây lúa, bản đẹp cây ngô
Nghề chăn nuôi lợn ri của người Mông

Tôi thấy khoan khoái tinh thần khi trở lại thăm bản Thoong Pé làng đang hiện lên đẹp như tranh vẽ. Màu xanh ngút mắt của rừng núi nguyên sơ đan xen màu xanh từ ruộng lúa, nương ngô có giọt mồ hôi của người Mông cần mẫn.. Tôi thầm phục trưởng bản Nang Chá có trí nhớ kỳ lạ, sau 5 năm rồi vẫn còn nhớ tên cán bộ này. Ông còn khoe: “Đợt lụt năm 2010 đã tới Hương Sơn để đưa gạo của bà con cho xã Sơn Tân, tôi xem được con hươu Hương Sơn rồi, nhất định người Mông sẽ nhân giống hươu làm giàu cho bản làng..”.

Thoong Pé thoạt nhìn trên bản đồ chỉ là một chấm xanh nhỏ, nhưng vào bản đi mỏi cả bàn chân vẫn chưa hết những con đường mòn theo suối lượn, những nương ngô phủ kín màu xanh xoáy hình trôn ốc dờn dợn lưng đồi. Thoong Pé cách cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 30 km, người Mông sống tự bao đời nay với hơn 250 gia đình. Cụ Ka Long năm nay đã ngoài 75 tuổi bảo rằng: "Bản ni ngày xưa lạnh lắm ,chỉ có vài chục nóc nhà. Nhiều hôm gió buốt tận sống lưng, đốt lữa sưởi suốt đêm mà vẫn lạnh. Già không có cái chăn đắp, trẻ không có quần áo mặc. Cái tay biết làm mà thiếu cuốc, con trâu kéo cày mà thiếu cày rõ là khổ và đói rồi. Đất bản bây giờ trồng cái gì cũng tốt. Trời cho mưa thuận gió hoà là trời cho ban ta phúc lộc đó".

Trưởng bản Xong Năng Chá vừa gật gật đầu vừa bảo tôi: "Đúng đấy ! đúng đấy. Cán bộ đi ra đây xem một lát đã này ..". Vừa nói Năng Chá vừa chỉ tay về hướng Tây. Tôi phải cố gắng lắm mới đuổi theo được bước chân như gió của Năng Chá. Vắt qua một chiếc cầu tre lắt lẻo, tôi bắt gặp những thửa ruộng đã gặt vãn. Sau khi được mùa bà con vui cái bụng lắm, cả bản nhảy bên chum rượu cần hát múa rồi lại tiếp tục cày vỡ ruộng lo cho vụ lúa mới. Mưa xuống là cấy lúa. Trong buổi chiều màn sương nhờ nhờ tôi vẫn nhận ra những thanh niên trai tráng của bản đang ngồi điều khiển máy cày. Những sóng đất nối đuôi nhau rồi trải rộng ra thành tấm thảm bùn, gió chiều phả lên ngai ngái. Theo Năng Chá cho biết: "Bản Thoong Pé đến tháng 5/2012 đã có 75 hộ sắm được máy cày, có hộ ba năm liền lo nuôi trâu đen cho béo để dành tiền mua "trâu đỏ". Cán bộ thấy như thế có ưng cái bụng không ?".

Thoong Pé diện tích lúa nước không nhiều lắm hơn 256 ha, nhưng lúa ở đây tốt lắm. Đập nước Nậm Hờ đã trong lại sạch, một năm đủng đỉnh làm một mùa thôi mà no cả năm. Cấy lúa nước ở đây khác với dưới dân miền xuôi chẳng ai bón phân bao giờ thế mà lúa đẻ thóc mười hạt như một. Năng Chá khoe với tôi nhà lão năm nào sàn trên nền dưới cũng chật chội với những bì đựng to kềnh, riêng thóc vụ mùa vừa rồi thu hoạch hơn 4 tấn cả thóc, ngô sắn.

Với nguồn lương thực dồi dào ấy nhưng lũ chuột nếu vào nhà khó xơi được của ông trưởng bản vì trong nhà có cái sập to kín lại đeo thêm cái khoá sắt đeo vào lủng lẳng. Nhà Nang Chá nuôi tới 10 con trâu, 5 con bò, 12 con lợn, nhưng mới chỉ là hạng bậc trung về chăn nuôi thôi chứ ở Thoong Pé bò đàn có từ 20 con trở lên kể không hết được đâu. Nhiều nhất vẫn là chú Pe Tu Xẻng nuôi tới 35 con trâu bò. Bữa tết vừa rồi chẳng ai vận động cả, thế mà Pe Tu Xẻng đã mang một con bò béo nhất để khao dân bản ăn tết.

Nhà Pe Tu Xẻng có 10 người mà nguồn lương thực tích luỹ được 8 tấn. Pe Tu Xẻng năm nay đã ngoài tuổi năm mươi ,chân tay rắn như cây lim rừng, ăn không biết no làm không biết mệt. Vợ Pe Tu Xẻng cũng thế, bẻ bắp đến xế trưa chưa về là chuyện thường. Từ ngày bản có điện nhà Pe Tu Xẻng có máy xay xát, cái chân cái tay đỡ mỏi khi xay lúa giã gạo. Phụ nữ bản Thoong Pé cũng thế, đưa thóc đưa ngô đến nhà Pe Tu Xẻng xay, chỉ mất ít đồng nhỏ đủ đổ dầu cho máy thôi thế mà loáng cái gạo đã thành gạo, cám đã thành cám. Người Mông khi cái bụng đã no không ai nghĩ tới điều xấu. Trâu bò thả cả đêm ngoài đồi không ai thèm trộm, kẻ lạ mặt lại sợ tên sợ nỏ. Ngày trước có kẻ xấu đến xúi dục một số nhà định biến nương ngô của mình để thành nương thuốc phiện, may thay trưởng bản biết gọi lên ,giải thích cho họ hiểu cái tác hại nguy hiểm khôn lường của loại cây này. Thế là họ bỏ ngay .

Người Mông sống thật lòng với nhau nên ai có tin vui tin buồn cả bản quây quần lại. Người nghèo thiếu ăn cả bản góp gạo nuôi. Người có thú vui tao nhã ,văn minh bà con tất cả đều cổ xuý. Thú nhất trong phong tục tết cổ truyền của người Mông là ném còn ,chơi chọi bò. Tôi đã tận mắt nhìn những con bò chọi của dân bản Mông nhốt nuôi trong chuồng. Những con bò sừng bóng, nhọn hoắt mắt mở to như chờ lệnh ra sân bãi. Giống bò chọi không phải là giống bò bản xứ, người Mông mua từ Thái về. Giá tiền mỗi con bò giống ít nhất cũng hơn 2000 USD. Hỏi ra mới biết những người nuôi bò chọi là người kinh tế thuộc diện người giàu của làng.

Đất Thoong Pé trồng gì cũng tốt, đất màu mỡ nhất cho kinh tế hàng hoá nông nghiệp phát triển. Người Mông nuôi lợn chóng lớn nhờ có cây chuối rừng. Rau người Mông trồng ,đậu lạc người Mông trĩa, chẳng cần bón phân gì cả mà lá vẫn to mà ngọn vẫn dài mà củ vẫn tròn. Cán bộ đến ăn cơm với người Mông vẫn trầm trồ "thích ăn rau hơn ăn thịt". Điều này dễ hiểu thôi khi nhân loại đang hướng vào: xanh - sạch - đẹp thì bản nửa hoàng sơ, nửa tân tiến này đạt ba tiêu chuẩn ấy. Cái xanh của núi rừng điệp điệp trùng do người Mông biết giữ rừng ,cái sạch của thực phẩm do người dân không ưa dùng phân hoá học, chăn nuôi không dùng thức ăn tăng trọng. Người Mông dám đổi mới khi cái tay biết làm cái đầu biết nghĩ ,cái đẹp của người Mông khi họ biết đoàn kết là sức mạnh ,biết coi trọng đạo lý làm người và bản sắc văn hoá dân tộc.

Có bộ đội lo sức khoẻ cho mình rồi

Cứ mỗi lần các cán bộ chiến sĩ biên phòng Hà Tĩnh về Thoong Pé mọi người dân trong bản ùa ra vây kín các anh bộ đội như đứa con xa lâu ngày về thăm quê. Y sĩ Nguyễn Trọng Hùng dẫn tô thăm trạm xá Thông Pé tâm sự: "Xây dựng được mối quan hệ keo sơn gắn bó như thế này gian truân vất vả lắm .Anh biết không cách đây bảy năm người Mông ra họp chợ biên giới. Anh lính trẻ biên phòng của trạm được phân công làm nhiệm vụ dẹp trật tự, chả hiểu thế nào hai bên xẩy ra xung đột. Tình cảm bổng nhiên rạn nứt, Người Mông sợ bộ đội biên phòng".

Bản vui cây lúa, bản đẹp cây ngô
Quân y Biên phòng khám bệnh cho trẻ em ở trạm xá Thoong Pé

Để gỡ rối mâu thuẫn đang có nguy cơ bùng phát, cấp trên đã giao nhiệm vụ cho các đồng chí lãnh đạo Đồn 563 và ba chiến sĩ khác đến làm công tác tư tưởng. Hơn bảy tháng ròng rã với bảy lần gặp già làng trưởng bản cuối cùng họ mới chịu "cụng ly rượu" với bộ đội để xoá đi chuyện buồn quá khứ. Hùng bảo: "Người Mông khi đã tin bộ đội mình thì mình nói gì họ cũng nghe. Có chuyện to chuyện nhỏ xẩy ra trong bản họ đều thông tin cho Trạm cửa khẩu bằng đường dây nóng. Từ chuyện đánh bạc ,chuyện người lạ cất dấu thuốc phiện hay phỉ vào bản quậy phá tất cả đều có bộ đội biên phòng đến giải toả an toàn mau lẹ".

"Bây giờ người Mông không thiếu muối nữa, chỉ thiếu thuốc thôi..", bà Y May cầm tay y sĩ Hùng lắc lắc. Cách đây vài tháng bà Y May trong lúc đi làm nương vô tình một hạt cát dính vào mắt nên bị viêm loét giác mạc. May mà y sĩ Hùng khám và phát hiện kịp. Trạm biên phòng cho tiền tàu xe, tiền viện phí để bà Y May lên bệnh viện điều trị. Theo các anh cho biết, hàng năm cứ có khoảng vài ba trường hợp bị bệnh nặng, người Mông trong bản phải nhờ bộ đội biên phòng cứu nguy.

Trước đây bà con cứ tưởng là bộ đội biên phòng chỉ đánh đuợc giặc thôi ai ngờ bộ đội lại giỏi cả giúp dân trong đau ốm. Chữa cho mình cái mắt biết sáng ra, cái bụng hết đau, cái đầu gối hết mỏi .. Y sĩ Hùng bảo ngay cả thầy mo Chơ Li thường làm nghề "đuổi ma" cho mọi nhà khi "con ma" nó đến làm tội. Vậy mà tháng chạp vừa rồi, Chơ Li bị viêm phế quản nặng, chẳng ai "đuổi ma" được chỉ có thuốc của bộ đội biên phòng cấp thôi.

- Tôi hỏi Hùng: Đã có lúc nào có ca phụ nữ đẻ khó phải nhờ tới bộ đội biên phòng đỡ giúp ?

Hùng cười: Có chứ vài trường hợp bọn em phải đánh xe đi giữa đêm, cũng may mà đến kịp không thì ngạt thai mất..

- Những lúc ấy anh có thấy vất vả không ?

Không có gì vất vả cả, nhưng hiện nay một bài toán khó mà bộ đội biên phòng đang giải giúp người Mông vấn đề sinh đẻ có kế hoạch .

- Tôi quay sang hỏi trưởng bản Năng Chá: Bản đây các gia đình đều đông con lắm phải không ?

Năng Chá trả lời rất hồn nhiên: Cặp vợ chồng ít nhất là 5 con và nhiều nhất là 18 con. Chẳng hạn như thằng Nhia Cô mới ngoài tuổi 30 nhưng nó lấy tới 3 vợ nên con đông nhất bản. Nhiều con quá nên có khi hỏi tên con hồi lâu nó mới kể chính xác từng đứa một. Ngày sinh tháng đẻ con vợ nó cũng nhớ nổi.

Tôi nghĩ thay đổi một tập tục không dễ dàng đâu, nhưng Y sĩ Hùng rất tự tin là dần dần người Mông sẽ văn minh lên với mô hình ít con. Nhiệm vụ của người thầy thuốc biên phòng còn phải chung súc cùng trưỏng bản gánh thêm trách nhiệm tuyên tuyền viên dân số tích cực nữa.

Tôi tin một ngày không xa lắm, bản Thoong Pé sẽ có thầy thuốc của bản mình về phục vụ bà con. Đưa tôi vào thăm trực tiếp từng phòng bệnh nhân đang nằm điều trị ở trạm y tế Thoong Pé, hỏi thăm hoàn cảnh từng người họ đều có chung một tiếng nói : cảm ơn bộ đội nhiều lắm. Tôi thầm nghĩ có một trạm y tế cho người Mông với 20 giuờng bệnh là một chiến công thầm lặng của bộ đội biên phòng trong việc kêu gọi công đồng “chung sức chung tay vì đồng bào dân tộc”. Nghĩa cử đã thành nơi chăm sức sức khoẻ lâu dài không chỉ cho bản Thoong Pé mà còn cho nhiều bản trên đất Lào.

Về lại Thoong Pé tôi vẫn thích ngắm lại cây đa cổ thụ ở nằm gần trường học, cây đa càng gội mưa gội nắng càng đẹp. Bóng cây toả rộng cả một vùng, rễ cây ăn sâu vào lòng đất xoắn xuýt như tình cảm người chiến sĩ quân hàm xanh với bà con dân bản này.

 
Phan Thế Cải
Theo baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194


Hôm nayHôm nay : 25577

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 976606

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72659315