18:44 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Các địa phương, đơn vị tổng kết việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Thứ hai - 13/03/2017 11:12
Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng đã tiến hành tổng kết việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cùng với đánh giá kết quả đạt được, rút ra bài học kinh nghiệm, các địa phương, đơn vị đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, tồn tại, từ đó xác định các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.
Các đại biểu huyện Cẩm Xuyên dự Hội nghị tổng kết

Các đại biểu huyện Cẩm Xuyên dự Hội nghị tổng kết

Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên

Thời gian qua, Huyện ủy Cẩm Xuyên đã tổ chức kịp thời, nghiêm túc hội nghị học tập, quán triệt, triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh cho đội ngũ cán bộ cốt cán toàn huyện, trong đó chú trọng khâu thảo luận, chấm bài thu hoạch, thông báo kết quả về đơn vị, địa phương làm tiêu chí đánh giá xếp loại cuối năm. Trong ban hành nghị quyết, các cấp ủy chú trọng việc thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên, bám sát chủ trương của cấp trên, sát với tình hình thực tế của địa phương; văn bản đảm bảo ngắn gọn, giải pháp cụ thể.

Công tác cán bộ được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, tập thể lãnh đạo, quyết địnhđồng thời phát huy trách nhiệm cá nhân người đứng đầu. Một số địa phương, đặc biệt là Đảng bộ thị trấn đã thu hút một số sinh viên tốt nghiệp đại học về tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ các đoàn thể, bí thư chi đoàn, chi hội để bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ. Thực hiện có hiệu quả mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân tại 16 xã; bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân tại 06 xã, được sự thống nhất cao trong trong tập thể ban thường vụ, ban chấp hành Đảng bộ và sự ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, tạo sự chủ động trong giải quyết công việc, giảm được những cuộc họp không cần thiết.

Trong công tác kiểm tra, giám sát, đã thành lập các đoàn kiểm tra do các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy làm trưởng tại các xã, thị trấn theo cụm được phân công chỉ đạo, tập trung vào những nơi có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; xử lý kỷ luật nghiêm, kịp thời đối với những tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật. Đối với những tổ chức đảng có biểu hiện hoạt động không hiệu quả, đoàn kết nội bộ không cao, Huyện ủy kịp thời củng cố tổ chức bộ máy, thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ để ổn định tình hình, đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Ban Thường vụ Huyện ủy thường xuyên chỉ đạo đảng ủy, chi ủy cơ sở tự tiến hành công tác kiểm tra tại đơn vị mình, kịp thời có báo cáo tiến độ thực hiện và những kiến nghị, đề xuất để cấp ủy cấp trên cùng giải quyết.

Thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế, cơ bản không tăng biên chế của cả hệ thống chính trị; mạnh dạn thay thế những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu; thực hiện việc giải quyết cho nghỉ hưởng chế độ theo quy định đối với số cán bộ không có khả năng đạt trình độ chuyên môn và lý luận chính trị, không hoàn thành nhiệm vụTiến hành sáp nhập chi bộ thôn xóm, các tổ chức hội, đoàn thể. Số thôn xóm toàn huyện giảm từ 334 xuống còn 266. Sau sáp nhập đã huy tốt vai trò, trách nhiệm, đoàn kết thống nhất trong nội bộ cấp ủy, các tổ chức và sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới.

Tuy vậy, vẫn còn một số đơn vị, lãnh đạo thiếu năng động, sáng tạo, chậm đổi mới cách nghĩ, cách làm, thụ động trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên. Sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể ở một số đơn vị trong việc xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền còn hạn chế. Quản lý điều hành của ủy ban nhân dân các cấp trên một số lĩnh vực còn buông lỏng như: quản lý đất đai, tài nguyên, xây dựng cơ bản… Một số ban, phòng, ngành cấp huyện còn có chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, trùng lặp. Một số hội đồng nhân dân cấp xã ở một số địa phương chất lượng ban hành nghị quyết, chất vấn, trả lời chất vấn còn hạn chế. Tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên chưa cao nhất là ở vùng khó khăn...

Ban Thường vụ Huyện ủy xác định một số giải pháp trọng tâm trong thời gian tới: Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt các quan điểm, chủ trương nêu trong Nghị quyết số 15-NQ/TW, Kết luận số 64-KL/TW và các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, hệ thống chính trị các cấp; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng ĐảngĐổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan Đảng; phát huy tính tiên phong, gương mẫu, vai trò trách nhiệm của người đứng đầu. Sắp xếp lại một số cơ quan tham mưu, giúp việc có chức năng, nhiệm vụ tương đồng; hoàn thành sáp nhập thôn xóm, mở rộng thực hiện mô hình bí thư chi bộ thôn, xóm, tổ dân phố kiêm nhiệm. Bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ xã, thôn, xóm theo hướng tinh gọn, giảm bớt đầu mối, giảm bớt khâu trung gianTăng cường luân chuyển cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực về công tác ở các xã, thị trấn để tăng cường cán bộ chủ chốt cấp xã nhất là những nơi khó khăn về công tác cán bộ. Thực hiện công tác cán bộ đảm bảo đúng quy trình, dân chủ, công khai, minh bạch theo phương châm “việc chọn người”.

Đảng bộ huyện Đức Thọ

Nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy có chủ trương cử 155 cán bộ thuộc các cơ quan cấp huyện về tham dự sinh hoạt thường kỳ vào ngày mùng 3 hàng tháng tại 155 chi bộ nông thôn, qua đó truyền tải các chủ trương của cấp ủy huyện đến chi bộ để đảng viên nắm và góp ý cho công tác lãnh đạo chỉ đạo. Trong chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, các đoàn công tác của huyện hàng năm được kiện toàn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để bám nắm và chỉ đạo cơ sở. Công tác quy hoạch cán bộ thực hiện theo tinh thần tập trung dân chủ, chủ động xây dựng nguồn cán bộ cho trước mắt và lâu dài đảm bảo các yêu cầu về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và cơ cấu, thành phần; gắn đào tạo với quy hoạch cán bộ...

Hoạt động của hội đồng nhân dân được đổi mới, nâng cao chất lượng theo hướng giảm thời gian trình bày báo cáo, tăng thời gian thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn trong các kỳ họp; tăng cường giám sát theo chuyên đề. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hướng các hoạt động về cơ sở theo phương châm rõ người, rõ việc; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, quyết tâm cao để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị và chương trình xây dựng nông thôn mới...

Về xây dựng tổ chức, bộ máy, từ năm 2009 đến 2015 đã chuyển giao, giải thể, sáp nhập 8 tổ chức cơ sở Đảng, từ 57 đơn vị (2008) đến nay còn 49 tổ chức cơ sở Đảng; đối với đơn vị thôn xóm, tổ dân phố từ 243 đơn vị đã sáp nhập còn 155 đơn vị, giảm được 88 bộ máy cán bộ thôn xóm, tổ dân phố với 1.050 cán bộ hưởng phụ cấp từ ngân sách, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước hơn 5 tỷ đồng/năm. Về tổ chức bộ máy của các phòng, ban trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện từng bước được sắp xếp, bố trí hợp lý hơn, hiện có 12 phòng, giảm 02 phòng so với năm 2005. Đối với các đơn vị sự nghiệp, từ năm 2012 đến nay đã sáp nhập, giảm 06 trường trung học cơ sở, 02 trường tiểu học. Đối với các xã, thị trấn, thôn xóm, số cán bộ hiện có 567ngườiít hơn quy định 26 người; người hoạt động không chuyên trách tại xã hiện có 344ngườiít hơn quy định 51 người.

 

Đồng chí Nguyễn Thị Gái, Ủy viên BTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo

tại Hội nghị tổng kết của Huyện ủy Đức Thọ

 

Một số hạn chế, tồn tại: Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy đảng có lúc còn lúng túng, mờ nhạt; một số người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền chưa xác định rõ vai trò trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân. Hiệu lực quản lý, điều hành của Uỷ ban nhân dân trên một số lĩnh vực còn buông lỏng. Bộ máy của một số tổ chức, đơn vị sự nghiệp từ huyện đến cơ sở vẫn còn cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ một số đơn vị sự nghiệp có mặt còn chồng chéo; các tổ chức Hội chưa được sáp nhập theo quy địnhcông tác phối hợp chỉ đạo, quản lý giữa ngành dọc và cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn chưa chặt chẽ...

Một số kinh nghiệm được Đảng bộ huyện đúc rút, đó là: Coi trọng lãnh đạo bằng chương trình, kế hoạch, đề cao vai trò trách nhiệm, nhất là người đứng đầu. Cụ thể hoá phương thức lãnh đạo của Đảng với chính quyền và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, nhất là vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân. Bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, sở trường và chuyên môn để phát huy hiệu quả công tác cán bộ. Trong bố trí cán bộ, ngoài bằng cấp được đào tạo, cần chú trọng đến năng lực thực tiễn, kinh nghiệm công tác.

Đảng bộ huyện Hương Sơn

Từ năm 2007 đến nay, cấp ủy huyện đã ban hành 20 nghị quyết, 75 chỉ thị và 21 chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng. Việc xây dựng, ban hành nghị quyết của cấp ủy được đổi mới theo hướng sát với nghị quyết của cấp trên và tình hình thực tiễn ở cơ sở, lựa chọn những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo, nhiều nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống như: Nghị quyết chuyên đề xây dựng nông thôn mới, phát triển các sản phẩm chủ lực trong sản xuất nông nghiệp (cam, chè công nghiệp, chăn nuôi hươu, bò…), phát triển thương mại dịch vụ… Phân công rõ nhiệm vụ cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt các đồng chí cấp ủy viên phụ trách các lĩnh vực, địa bàn thường xuyên xuống cơ sở để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tháo gỡ, những khó khăn, vướng mắc, tham mưu các phương án xử lý kịp thời, hiệu quả. Tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đồng thời đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Công tác kiểm tra được các cấp ủy chủ động xây dựng thành chương trình và tổ chức thực hiện đầy đủ, kết hợp kiểm tra thường xuyên với kiểm tra định kỳ, kiểm tra theo chuyên đề. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng còn xây dựng chương trình tự kiểm tra để ngăn ngừa, xử lý kịp thời những sai phạm. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc chấp hành nghị quyết và kỷ luật của Đảng trên cơ sở xem xét thực tế, coi trọng tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của quần chúng đóng góp cho cán bộ, đảng viên.

Những đổi mới trong xây dựng hệ thống chính trị ở Đảng bộ huyện đã góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò quản lý của chính quyền, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tạo được sức mạnh từ cơ sở để thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Năm 2016 Đảng bộ Hương Sơn được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu, chính quyền được Cờ thi đua xuất sắc của Ủy ban nhân dân tỉnh.

 
Hội nghị tổng kết của Huyện ủy Hương Sơn  

Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế, như: Nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng còn chưa cao. Việc cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của cấp ủy cấp trên thành chương trình, kế hoạch để lãnh đạo và tổ chức thực hiện có lúc còn mang tính hình thức; chưa có chuyên đề bàn sâu về xây dựng, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị mà chủ yếu sắp xếp con người theo biên chế được giao. Chất lượng hoạt động của hội đồng nhân ở một số cơ sở còn hạn chế. Một số cán bộ, công chức đã đạt chuẩn về bằng cấp nhưng năng lực thực tiễn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, phối hợp trong công việc hiệu quả chưa cao…

Thời gian tới, Đảng bộ huyện sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chị thị, nhất là ở cơ sở; gắn trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu. Trong sắp xếp tổ chức bộ máy phải bám sát với chủ trương của cấp trên và phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đảng bộ thị xã Hồng Lĩnh

Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thị ủy đã chủ động, bám sát các chủ trương của Trung ương, của Tỉnh để ban hành các nghị quyết chuyên đề, triển khai thực hiện. Việc ban hành nghị quyết luôn được thảo luận kỹ, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, sát với tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ của Thị xã, trong đó có những nghị quyết quan trọng như Nghị quyết về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, Nghị quyết về quy hoạch và phát triển đô thị, Nghị quyết về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ; Nghị quyết về huy động nguồn lực xây dựng thị xã Hồng Lĩnh trở thành đô thị loại III vào năm 2020...

 
Hội nghị tổng kết của Thị ủy Hồng Lĩnh  

Tuy vậy, việc xác định nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị trên một số mặt còn gặp khó khăn, lúng túng, nhất là đối với các tổ chức đảng ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Một số đơn vị cụ thể hóa nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy cấp trên còn chậm, nội dung chưa sát với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ của địa phương, đơn vị. Hiệu quả thực hiện một số chương trình, nghị quyết chưa cao. Lãnh đạo công tác cán bộ trên một số mặt còn hạn chế, nhất là nội dung đánh giá cán bộ; quy hoạch cán bộ chưa gắn với đào tạo, bố trí, sử dụng. Hoạt động của hội đồng nhân dân, nhất là việc giám sát thường xuyên còn hạn chế. Vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa  chưa rõ nét.

Thời gian tới, các cấp ủy Đảng thị xã Hồng Lĩnh sẽ tập trung nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành nghị quyết; chú trọng việc đổi mới cách ra nghị quyết, cụ thể hóa nghị quyết gắn với tập trung kiểm tra, giám sát việc triển khai nghị quyết. Tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị; đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm hội họp, tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã khóa VI, xây dựng thị xã Hồng Lĩnh đạt tiêu chí đô thị loại III vào năm 2020.

Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh                                                                           

Thời gian qua, Đảng ủy Trường Đại học Hà Tĩnh đã đổi mới việc ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện. Các nghị quyết, chủ trương của Đảng ủy luôn bám sát nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế. Để đảm bảo tính khả thi, Đảng ủy tiến hành khảo sát thực trạng, đánh giá vấn đề, xây dựng đề án, lấy ý kiến rộng rãi trong quần chúng, đảng viên, thảo luận dân chủ mới ra quyết định. Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình Đảng ủy luôn chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến, phân công nhiệm vụ, xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân, lộ trình triển khai cũng như việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, Đảng ủy luôn quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ. Việc đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ luôn được thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch. Công tác cán bộ cũng được các cấp ủy cấp dưới thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình. Việc đánh giá cán bộ dựa trên tiêu chuẩn chức danh, vị trí, hiệu quả công việc và sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh, sinh viên, từ đó đưa vào diện quy hoạch, cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Công tác tuyển dụng được thực hiện đúng quy trình, dân chủ, công khai, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triển của Trường. Từ năm 2007 đến nay, Trường đã tuyển dụng và thu hút 110 người, phần lớn là giảng viên (82%), trong đó có 04 tiến sỹ; đồng thời cử 42 người đi làm nghiên cứu sinh (14 người đào tạo ở ngước ngoài), đã có 13 người bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trở về Trường công tác; 73 người được cử đi đào tạo thạc sỹ (06 người đào tạo ở nước ngoài), đã có 43 người tốt nghiệp; có 14 người hoàn thành chương trình lý luận chính trị cao cấp.

Về thực hiện chủ trương nhất thể hóa chức danh lãnh đạo của tổ chức Đảng với người đứng đầu đơn vị và các tổ chức đoàn thể: Từ 2007 đến nay, Bí thư Đảng ủy đồng thời là Hiệu trưởng, hầu hết các đồng chí bí thư chi bộ là trưởng các bộ phận. Ngay từ khi thành lập Trường (năm 2007), Đảng ủy đã chỉ đạo chính quyền xây dựng, ổn định bộ máy, thường xuyên rà soát, cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, làm cơ sở để sắp xếp kiện toàn tổ chức, bộ máy ngày càng hợp lýBan đầu Trường có 21 đơn vị trực thuộc, sau quá trình rà soát, kiểm tra, đánh giá chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, Đảng ủy đã chỉ đạo thành lập mới 06 đơn vị, sáp nhập 02  đơn vị, chia tách 01 đơn vị. Đến nay, Trường có 27 đơn vị trực thuộc, gồm: 08 khoa, 02 bộ môn, 09 phòng, 06 trung tâm và 01 Trường Tiểu học - Trung học cơ sở - Trung học phổ thông. Các đơn vị đều hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ và phát huy hiệu quả cao trong công tác.

 
Hội nghị tổng kết của Đảng ủy Trường Đại học Hà Tĩnh  

Để thực hiện tốt việc sắp xếp cơ cấu lại tổ chức bộ máy và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, Đảng ủy đã chỉ đạo Ban Giám hiệu nhà trường xây dựng Đề án cơ cấu tổ chức bộ máy và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên. Theo đó, quý I/2017, sẽ thực hiện đổi tên Khoa Sư phạm Xã hội - Nhân văn thành Khoa Tiếng Việt, tách Phòng Tổ chức - Hành chính và Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế; quý II/2017 thành lập Viện Hữu nghị Việt - Lào; quý III, quý IV/2017 bổ sung, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của các đơn vị sau khi được sắp xếp lại; xây dựng chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thành lập mới; nhập khối sư phạm thành Khoa Sư phạm. Các năm tiếp theo sẽ sắp xếp, thành lập mới các đơn vị còn lại và tiếp tục làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiện có, đồng thời tuyển mới nhân sự ở những vị trí việc làm cần cho việc mở các mã ngành đào tạo mà xã hội có nhu cầu.

Nhóm tác giả: Hà  Oanh - Quốc Dũng - Chí Báo - Xuân Trường - Thoa Hương
http://hatinh.dcs.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 309


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 992541

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71219856