12:00 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cân đối sản xuất, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Thứ hai - 30/11/2015 09:53
Lượng mưa năm 2015 bị thiếu hụt nghiêm trọng, những tác động của El Nino khiến sản xuất nông nghiệp năm 2016 đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn cao hơn bao giờ hết.

Phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc phỏng vấn ông Ngô Đức Hợi - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh về vấn đề này.

- Hiện nay, mực nước ở các hồ đập xuống thấp. Xin ông cho biết tình hình này liệu có ảnh hưởng đến nguồn nước dân sinh và quá trình điều tiết tưới phục vụ sản xuất năm 2016 không?

Chưa năm nào lượng mưa trung bình lại thấp như năm nay, các quy luật thời tiết bị phá vỡ. Lượng mưa 11 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh bình quân là 2.350,9 mm, so với lượng mưa cả năm của trung bình nhiều năm đạt 56,2% và 63,4% so với 11 tháng trung bình nhiều năm.

Cân đối sản xuất, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Mặc dù đã hết mùa mưa nhưng nước hồ Kẻ Gỗ vẫn đạt thấp so với cùng kỳ các năm trước.

Đặc biệt, tháng 10 thường được xem là tháng trọng điểm mưa ở Hà Tĩnh (tháng 10/2010, lượng mưa gấp đôi lượng mưa trung bình cả năm) thì lượng mưa cũng chỉ đạt 18,48% so với trung bình nhiều năm. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến các hồ đập không tích đủ nước. Hiện nay, những hồ chứa lớn như Kẻ Gỗ, Thượng Tuy, Sông Rác, Thượng Sông Trí, mực nước đều thấp hơn so với thiết kế từ 31-67%; những hồ chứa vừa và nhỏ chỉ còn lại 20-40% so với thiết kế.

Từ nay đến tháng 4 năm sau, nếu lượng mưa tiếp tục thấp (theo tính toán chỉ đạt 500-600 mm) thì ngay trong vụ xuân, nhiều hồ, đập đã bị thiếu hụt nguồn nước. Đó là chưa kể tác động của hiện tượng El Nino sẽ làm mặn xâm nhập sớm hơn, sâu hơn, gây khó khăn nghiêm trọng cho sản xuất vụ hè thu 2016.

- Phương án tưới và cơ cấu cây trồng sẽ được bố trí như thế nào đối với “kịch bản” thời tiết như hiện nay, thưa ông?

Căn cứ vào điều kiện thời tiết, khí tượng thủy văn, nguồn nước hiện có tại các hồ, đập và cơ cấu diện tích gieo cấy lúa hàng năm, ngành đã xây dựng phương án chống hạn cho sản xuất và dân sinh. Trước mắt, những hồ, đập đặc thù (cấp nước sinh hoạt) cân đối không đủ nguồn tưới thì phải ưu tiên phục vụ dân sinh. Theo đó, bố trí lại cơ cấu cây trồng ngay trong vụ xuân, chuyển đổi một phần diện tích lúa trong vùng tưới sang cây trồng khác.

Hàng năm, trên toàn tỉnh, vụ xuân gieo cấy khoảng 54.000 ha, vụ hè thu 42.000 ha. Trong trường hợp tháng 11 - 12/2015 và từ tháng 1 - 8/2016, có lượng mưa bằng trung bình nhiều năm thì dự kiến diện tích tưới là 52.520 ha lúa thuộc khu tưới của các hệ thống thủy lợi đảm nhận. Trường hợp thời tiết bất lợi thì phải chống hạn cho khoảng 800 - 1.000 ha thời kỳ gần cuối vụ. Và có ít nhất 1.000 ha lúa phải chuyển đổi sang cây trồng khác vì không đủ nguồn nước tưới, chủ yếu là các vùng cuối kênh, vùng cao cưỡng và một số diện tích thuộc công trình tiểu thủy nông.

Đáng lo nhất là nếu hiện tượng El Nino kéo dài đến tháng 6 năm sau mà lượng mưa vẫn thấp như năm vừa qua thì việc sản xuất hè thu 2016 sẽ rất khó thực hiện. Diện tích đảm bảo tưới lúa hè thu năm 2016 sẽ được cân đối lại trên cơ sở nguồn nước sau khi kết thúc tưới vụ xuân 2016.

Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã hỗ trợ 18,3 tỷ đồng cho địa phương chống hạn. Tỉnh đang rà soát các công trình, phân phối nguồn về các địa phương.

- Theo ông, các địa phương và người dân cần phải thực hiện các biện pháp gì?

Các địa phương cần phải sớm rà soát, cân đối nguồn nước ở các hồ, đập để xây dựng đề án tưới và phương án phòng chống hạn cho từng khu tưới, từng hệ thống công trình. Bên cạnh đó, bố trí cây trồng, xác định rõ diện tích chủ động nước để gieo cấy lúa, tuyệt đối không gieo cấy ở diện tích cao cưỡng, không chủ động nước, đặc biệt là vùng tưới hồ Khe Hao (Lộc Hà), Vực Trống (Can Lộc).

Điều quan trọng nữa là vận hành, điều tiết, phân phối nguồn nước tiết kiệm nhất, những diện tích vừa dùng nước từ hồ chứa và trạm bơm thì ưu tiên sử dụng nguồn nước cấp từ trạm bơm, để dành nguồn nước trong các hồ chứa phục vụ dân sinh và sản xuất khi mực nước sông, suối xuống thấp. Kiểm tra nồng độ nhiễm mặn để có kế hoạch đóng, mở các cống ngăn mặn - giữ ngọt hợp lý.

Cùng với đó là phát động ra quân làm thủy lợi, tập trung lực lượng nạo vét kênh mương, sửa chữa các công trình; khảo sát, lập phương án đắp đập tạm trên các trục tiêu, lợi dụng nước mưa, nước hồi quy bơm tưới chống hạn. Cùng với nâng cao ý thức tiết kiệm bằng việc đắp bờ giữ nước thì bà con nên áp dụng kỹ thuật cấy lúa, nhằm giảm áp lực tưới cho các công trình thủy lợi.

- Xin cảm ơn ông!

Theo Nguyễn Oanh/baohatinh.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 88

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 87


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1200464

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72883173