13:19 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo phòng, chống bệnh lùn sọc đen phương Nam

Chủ nhật - 03/06/2018 22:50
Vụ xuân năm 2018, bệnh lùn sọc đen xuất hiện rải rác trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến phân hóa đòng tại một số xã của huyện Cẩm Xuyên. Đây là dấu hiệu và nguy cơ bệnh lùn sọc đen sẽ bùng phát, gây hại lúa hè thu này ở Hà Tĩnh nếu không có các biện pháp phòng, chống kịp thời.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo phòng, chống bệnh lùn sọc đen phương NamVụ hè thu đối mặt nguy cơ bệnh lùn sọc đen sẽ bùng phát, gây hại lúa

Để chủ động phòng, chống bệnh lùn sọc đen phương Nam hại lúa hiệu quả, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho sản xuất, Chủ tịch UBND tỉnh vừa yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung chỉ đạo, thực hiện ngay các nội dung cấp thiết.

Theo đó, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo phòng NN&PTNT/phòng kinh tế; trung tâm ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng - vật nuôi; các phòng, ban liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn thành lập, kiện toàn và tăng cường hoạt động ban chỉ đạo phòng, chống bệnh lùn sọc đen phương Nam ở các cấp;

Xây dựng kế hoạch, chủ động phòng trừ rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen phương Nam trên cơ sở thực hiện tốt các biện pháp phòng, trừ bệnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 58/2010/TT-BNNPTNT ngày 5/10/2010 của Bộ NN&PTNT, trong đó cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời rầy lưng trắng, chú trọng các vùng rầy chuyển tiếp từ lúa vụ xuân sang vụ hè thu; thu mẫu ngay khi rầy xuất hiện, phối hợp với Sở NN&PTNT, các cơ quan chuyên môn ở trung ương để test virus gây bệnh lùn sọc đen phương Nam;

Kiểm tra, rà soát, lắp đặt mới hệ thống bẫy đèn để xác đinh cao điểm của rầy di trú, đặc biệt là rầy lưng trắng; lấy mẫu rầy vào đèn gửi giám định, xác định tỷ lệ rầy mang virus lùn sọc đen phương Nam để có biện pháp phòng trừ môi giới truyền bệnh; chỉ đạo gieo cấy đồng loạt, phấn đấu trên một cánh đồng thời gian gieo cấy kết thúc 1-2 ngày để thuận lợi cho việc xử lý thuốc nếu phát hiện rầy mang virus lùn sọc đen; xử lý hạt giống bằng thuốc BVTV trước khi gieo, xử lý rầy trên cả bờ ruộng, bờ mương, ký chủ phụ;

Tập huấn cho nông dân về cách nhận biết rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen phương Nam, thời điểm rầy di trú và biện pháp phòng trừ để người dân biết và thực hiện; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh thông tin tuyên truyền;

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về BVTV, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh buôn bán thuốc BVTV ở cơ sở, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm;

Chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ nông dân phòng, chống dịch bệnh theo quy định hiện hành, trường hợp có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo về Sở NN&PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

Kiểm điểm, xử lý kỷ luật nghiêm khắc những tập thể, cá nhân không chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên để bệnh lây lan bùng phát thành dịch.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT tham mưu ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo về phòng, chống bệnh lùn sọc đen phương Nam; phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống bệnh lùn sọc đen phương Nam tại các địa phương; chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh tăng cường điều tra phát hiện sớm rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen phương Nam và chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời;

Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng, vật nuôi các huyện, thành phố, thị xã lấy mẫu, gửi giám định nhanh virus gây bệnh lùn sọc đen phương Nam;

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh, phân công cán bộ bám sát cơ sở phối hợp với các địa phương kiểm tra, giám sát tình hình bệnh và tổ chức phòng trừ kịp thời khi có dịch xảy ra;

Đôn đốc, theo dõi việc thực hiện tại cơ sở; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, làm rõ những địa phương làm tốt, chưa tốt, tham mưu đề xuất hướng xử lý, báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí để phục vụ công tác phòng, chống bệnh lùn sọc đen phương Nam kịp thời, hiệu quả...

Năm 2009, bệnh lùn sọc đen phương Nam hại lúa lần đầu tiên xuất hiện, gây hại nặng trên lúa hè thu - mùa ở nhiều tỉnh phía Bắc; vụ hè thụ 2010, bệnh xuất hiện tại Hà Tĩnh gây hại tại 9/12 huyện, thành phố, thị xã trong toàn tỉnh với tổng diện tích nhiễm bệnh là 2.488,54ha, trong đó 1.448,97ha phải tiêu hủy.

Nguyên nhân gây bệnh là virus Southern Rice Black Streaked Dwarf Virus (SRBSDV), rầy lưng trắng (sogateỉỉa furcifera) là môi giới lây truyền virus.

Năm 2017, bệnh tái bùng phát và gây thiệt hại nặng trên lúa tại các tinh phía Bắc và Bắc Trung bộ (Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Nghệ An, Quảng Trị, Thanh Hóa,...), diện tích nhiễm bệnh 61.271ha, khoảng 21.867ha bị mất trắng.

Theo H.X/baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 335

Máy chủ tìm kiếm : 61

Khách viếng thăm : 274


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1063315

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71290630