14:56 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công tác quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn Hà Tĩnh

Thứ năm - 20/02/2020 08:43
Hà Tĩnh là địa phương có nhiều lễ hội. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, nhằm góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Du khách hành hương về chùa Hương Tích

Du khách hành hương về chùa Hương Tích

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, toàn tỉnh có trên 70 lễ hội, trong đó có 12 lễ hội lớn được tổ chức hàng năm (08 lễ hội dân gian truyền thống, 02 lễ hội tôn giáo, 02 lễ hội mới là khai trương mùa du lịch biển và Lễ kỷ niệm Chiến thắng Đồng Lộc).

Phần lớn các lễ hội diễn ra vào mùa xuân, nổi tiếng nhất là Lễ hội chùa Hương Tích (huyện Can Lộc), Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (huyện Hương Sơn), Lễ giỗ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (thị xã Kỳ Anh), Lễ hội đền Hoàng Mười (Đền Chợ Củi, huyện Nghi Xuân), Lễ giỗ Vua Mai (huyện Lộc Hà), Lễ tế Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi (huyện Thạch Hà)… Ngoài ra, còn có nhiều lễ hội đậm chất văn hóa vùng miền như lễ hội cầu ngư, đua thuyền, chèo cạn ở các vùng biển, hội chơi cờ người, cờ thẻ, đấu vật truyền thống…

Các hoạt động lễ hội tại Hà Tĩnh thời gian qua cơ bản diễn ra vui tươi, lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục truyền thống; phần lễ trang trọng, theo phong tục và quy chế, phần hội với nhiều hình thức vui chơi phong phú, đa dạng, được đông đảo nhân dân hưởng ứng, như: Kéo co, vật cổ truyền, chọi gà, cờ người, đua thuyền, văn nghệ dân gian… Các hoạt động tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, sự giao lưu, kết nối cộng đồng, đồng thời góp phần bảo tồn những nét đẹp văn hóa của quê hương, dân tộc.

Nhìn chung, tại các lễ hội, công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm; hạn chế tối đa các hiện tượng người hành khất, chèo kéo khách viết tấu sớ, làm lễ; kiểm soát khá tốt các hoạt động kinh doanh văn hoá phẩm, vàng mã…Một số di tích đã bố trí hệ thống loa phóng thanh giới thiệu nguồn gốc di tích, lễ hội đồng thời tuyên truyền, thường xuyên nhắc nhở du khách và nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.

Những ngày đầu năm 2020, ngay sau khi có văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona gây ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các ngành liên quan, chỉ đạo dừng các lễ hội chưa khai mạc và giảm quy mô các lễ hội đang diễn ra tại các địa phương; hoạt động tại các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh phải đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch; tăng cường công tác tuyên truyền bằng bảng biển, băng rôn, hệ thống loa phát thanh, tờ rơi, bố trí khu vực rửa tay, cấp phát khẩu trang (nếu có), khuyến cáo việc phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại các di tích.

Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lễ hội và việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, phù hợp với thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, dân tộc… Hướng dẫn ban quản lý các di tích thực hiện công tác quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội và khai thác giá trị di tích lịch sử tại các địa phương theo quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP, ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; Chỉ thị số 20-CT/TU, ngày 20/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND, ngày 07/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND , ngày 06/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đảm bảo các lễ hội trên địa bàn tỉnh được tiến hành trang trọng, an toàn, tiết kiệm, ý nghĩa.

Nguyễn Thị Nga (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch)/hatinh.dcs.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 371

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 368


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1333238

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74380209