Tại hội thảo các đại biểu tham dự đều đánh giá cao nội dung “Đề án khai thác tiềm năng, lợi thế rừng, đất nông nghiệp để phát triển bền vững KT-XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo”.
Ông Nguyễn Viết Chuân - Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc (Can Lộc): Diện tích trồng cam, bưởi trên địa bàn xã đem lại hiệu quả nhất nhưng vẫn khó khăn về thương hiệu, an toàn vệ sinh thực phẩm và thị trường tiêu thụ.
Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, việc chuyển đổi rừng và đất lâm nghiệp sang phát triển các sản phẩm nông nghiệp (cây ăn quả, chè công nghiệp, chăn nuôi, cây thức ăn chăn nuôi) phải đảm bảo tính bền vững gắn bảo vệ môi trường, phải được hướng dẫn, kiểm soát chặt chẽ theo đúng quy hoạch, kế hoạch; tuân thủ quy trình...
Bà Nguyễn Thị Hiền - chủ trang trại trồng cam ở xã Thượng Lộc: Cam Thượng Lộc đạt hiệu quả kinh tế hơn cây khác trên cùng một diện tích nhưng tiêu thụ sản phẩm còn gặp khó khăn.
Đối với diện tích rừng phòng hộ ven biển, các đại biểu cho rằng, cần quan tâm bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng phòng hộ ven biển và đất lâm nghiệp hiện có nhằm bảo vệ các khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch nghỉ mát, hệ thống đê sông, đê biển; chắn sóng, chắn cát, chắn gió, hạn chế triều cường, chống hiện tượng hoang mạc hóa, thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh - quốc phòng vùng ven biển.
Đại diện phường Trung Lương (T.X Hồng Lĩnh): Địa phương có nhiều lợi thế về rừng, muốn phát triển về rừng cần có quy hoạch tổng thể để các địa phương có định hướng phát triển rừng. Đối với Hồng Lĩnh, tại các điểm di tích lịch sử văn hóa cần có diện tích khuôn viên để bảo vệ; quy hoạch cây trồng, cải thiện sinh thái trên dãy núi Hồng Lĩnh để đảm bảo nguồn nước cho người dân thị xã sinh hoạt.
Đồng thời, tỉnh cần phục hồi và phát triển bền vững hệ thống rừng ngập mặn, thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ, khoanh nuôi, nâng cấp, trồng mới, quan tâm chọn giống, phòng và chống sâu bệnh hại cho cây rừng ngập mặn.
Kết luận hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn, khẳng định chủ trương của tỉnh không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, UBND tỉnh đã có đề án rà soát lại đánh giá tác động môi trường một số các dự án.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương phải đánh giá lại vấn đề ảnh hưởng tác động của môi trường của dự án ở một số lĩnh vực.
“Đối với lĩnh vực phát triển cây ăn quả, cấp ủy, chính quyền địa phương phải chú trọng đến vấn đề định hướng thị trường cho sản phẩm như: cam, bưởi, chanh....”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý.
Theo Nam Giang/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn