Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự: "Các địa phương tổ chức rà soát lại chất lượng các Đề án phát triển sản xuất đã phê duyệt, từ đó điều chỉnh, bổ sung hợp lý theo tình hình mới" |
Triển khai thực hiện đề án phát triển sản xuất, đến nay, toàn tỉnh đã có 446 mô hình SX-KD có hiệu quả. Tuy nhiên, số mô hình kinh tế được thành lập mới chưa nhiều và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Chất lượng các Đề án phát triển sản xuất chưa cao, còn nhiều tồn tại, hạn chế như: chưa xác định rõ sản phẩm chủ lực, nhất là giải pháp để phát triển đột phá đối với từng loại sản phẩm cụ thể. Việc nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả còn hạn chế, nhiều mô hình đã xây dựng thiếu tính bền vững.
Tỉnh, huyện đã ban hành khá nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nhưng đến nay nhiều địa phương còn lúng túng trong tổ chức triển khai thực hiện, nhất là phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực; tiến độ giải ngân các nguồn vốn NTM chậm. Đến ngày 31/10/2012 toàn tỉnh mới giải ngân được 66.635 triệu đồng (đạt 35,8%), trong đó, nguồn đầu tư phát triển (đạt 58,33%), nguồn phát triển sản xuất mới giải ngân được 4.333 triệu đồng (đạt 5,26%).
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh,Trưởng BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Võ Kim Cự biểu dương một số đơn vị, địa phương và cá nhân đã tích cực triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM và đạt kết quả khá.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng thẳng thắn phê bình một số địa phương chưa thục sự vào cuộc, chưa quan tâm đúng mức đến đề án sản xuất, còn để xẩy ra tình trạng mất an ninh trật tự...
Triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự yêu cầu các địa phương tổng kết việc xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh, biểu dương những điển hình tiên tiến và có giải pháp nhân rộng các mô hình tốt; kiên quyết loại bỏ các giống cũ năng suất, chất lượng thấp; gắn xây dựng NTM với xây dựng làng xã văn hoá, đảm bảo an ninh trật tự, chuẩn y tế, giáo dục.
Triển khai sâu rộng, toàn diện quy hoạch sản phẩm cây, con chủ lực; có chính sách đầu tư thoả đáng cho phát triển giống, kiểm soát dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm. Các địa phương tổ chức rà soát lại chất lượng các Đề án phát triển sản xuất đã phê duyệt, từ đó điều chỉnh, bổ sung hợp lý theo tình hình mới và xây dựng các đề án chuyên sâu theo từng sản phẩm hàng hóa chủ lực, có kế hoạch và lộ trình thực hiện từng nội dung theo từng thời kỳ, từng đối tượng.
Thanh Hoài
Báo Hà Tĩnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn