13:25 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để các khu tái định cư ở Vũ Quang sớm có nước sạch

Chủ nhật - 07/06/2015 04:49
Mặc dù đã tròn hai năm sinh sống ở các khu tái định cư (TĐC), thế nhưng đến nay hàng trăm hộ dân ở các xã Hương Quang và Hương Điền, thuộc huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn thiếu nước sạch, ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con.
Người dân ở nhiều khu TĐC, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), vẫn phải sử dụng nước sinh hoạt bị nhiễm phèn.

Người dân ở nhiều khu TĐC, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), vẫn phải sử dụng nước sinh hoạt bị nhiễm phèn.


Toàn bộ người dân hai xã Hương Quang và Hương Điền nhường đất cho đại dự án thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang đến các khu TĐC mới ở Hói Trung và Khe Ná - Khe Gỗ, là nơi có hạ tầng kỹ thuật đầu tư mới, tốt và đẹp hơn so với nơi ở cũ. Riêng hệ thống nước sạch ở đây, mỗi hộ dân đều có một giếng nước khoan sâu từ 10 m đến 35 m với máy bơm có tổng trị giá hơn 22 triệu đồng. Tuy nhiên, do không khảo sát kỹ cho nên hầu hết các giếng này đều khoan trúng mạch nước phèn, nhiễm sắt và phần lớn không sử dụng được.

Bà Hồ Thị Dịnh, ở xóm Kim Quang bức xúc: Hầu hết, giếng nước trong xóm bơm lên đều có mùi rất hôi; để một lúc thì ngả mầu đỏ quạch do nhiễm phèn, nên không thể ăn uống được...

Chủ tịch UBND xã Hương Quang Nguyễn Trường Thọ, cho biết: Trong số 175 giếng nước khoan của người dân xã Hương Quang, ở khu TĐC Hói Trung thì chỉ có vài chục hộ may mắn có giếng khoan trúng mạch nước bị nhiễm phèn nhẹ, có thể dùng tạm. Mùa mưa thì không nói, chứ mùa hè thì nhiều hộ dân trong xã phải đội nắng lên tận hồ Khe Táy (xa hơn một km) để tắm giặt, rồi cõng nước về dùng; thậm chí, không ít hộ dân đã phải mua nước sạch với giá từ 20 đến 25 nghìn đồng/can (20 lít) hay phải sử dụng máy lọc nước na-nô...

Cũng như Hói Trung, 136 hộ dân xã Hương Điền, ở khu TĐC Khe Ná - Khe Gỗ đều chung cảnh thiếu nước sạch. Nguyên nhân chính là do các giếng khoan ở đây bị nhiễm phèn nặng. Nhiều giếng bị "tắc" mạch, do bà con lâu ngày không sử dụng. Rất ít hộ may mắn khoan giếng trúng mạch nước sạch. Do thiếu nước sạch cho nên người dân không chỉ gặp khó khăn trong sinh hoạt mà các vườn cây quanh nhà đều khô cháy bởi không có nước tưới. Nhiều người dân bức xúc: "Nước ăn chưa đủ, lấy đâu nước mà tưới cây". Những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6 này, ở vùng núi Vũ Quang nắng như đổ lửa, tại các khu TĐC này càng thêm phần nóng bức vì thiếu mầu xanh của cây cối.

Trước tình hình nêu trên, tháng 7-2014, UBND tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định yêu cầu huyện Vũ Quang với tư cách là chủ đầu tư phối hợp các ngành liên quan, khẩn trương khảo sát lập dự án xây dựng hai nhà máy nước tại các khu TĐC Hói Trung và Khe Ná - Khe Gỗ. Hiện đề án xây dựng nhà máy nước sạch đang trong quá trình thiết kế cơ sở với tổng vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng, trong đó, nhà máy nước ở Hói Trung được đầu tư hơn 10 tỷ đồng và Khe Ná - Khe Gỗ hơn 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi trao đổi với chúng tôi, nhiều cán bộ lẫn người dân ở các khu TĐC đều tỏ ra lo lắng, người dân miền núi nghèo với thu nhập bình quân khoảng 10 triệu đồng/người/năm thì lấy đâu ra tiền mà trả tiền nước sinh hoạt như ở thành phố. Lúc đó, nhà máy nước không có kinh phí hoạt động, sớm chết yểu, người dân lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch.

Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy, nhiều người dân đã có cách làm hay để có nước sạch. Tại xóm Kim Thi (Khu TĐC Hói Trung), ông Nguyễn Xuân Sâm cùng tám gia đình chung quanh đã tự góp 21 triệu đồng đầu tư hệ thống nước tự chảy dài gần 500 m đến từng nhà. Nước được lấy từ khe suối đầu nguồn trong veo, mát lạnh. Trong lúc các hộ dân trong vùng đang khô khát, thì hơn một tháng nay, những hộ dân này thỏa thê dùng nước tự chảy. Hiện, nhiều hộ gia đình trong xóm đã đi mua ống để xin đấu nối vào hệ thống dẫn nước trên. Cũng theo ông Sâm, tuy đường ống dẫn nước từ suối về chỉ có phi 42, nhưng do chênh lệch độ cao lớn nên có thể đáp ứng cho vài chục gia đình dùng nước tự chảy. Thiết nghĩ, từ mô hình này, thay vì đầu tư nhà máy nước khá tốn kém, huyện Vũ Quang cần nghiên cứu, khảo sát chất lượng nước ở một số suối đầu nguồn Khe Táy; đồng thời, xây dựng hệ thống nước tự chảy như xóm Kim Thi đang làm, ngoài ra, hỗ trợ bà con xây dựng các bể chứa nước. Xem ra, vừa giảm kinh phí cho Nhà nước vừa có tính khả thi cao.

Chánh Văn phòng UBND xã Hương Điền Phạm Quang Tùng cho biết: Để giúp người dân có nước sạch dùng, Trung tâm Phát triển cộng đồng (HCCD) đã tài trợ, thí điểm xây dựng hai bể lọc, theo kiểu truyền thống (cát, sỏi, than củi) cho một hộ dân và trường mầm non tại Khu TĐC Khe Ná - Khe Gỗ. Nước qua bể lọc này được đem đi kiểm nghiệm, cho kết quả tốt. Đến thăm hệ thống bể lọc nước của nhà ông Nguyễn Văn Thành, ở xóm Ngân, thấy nước qua bể lọc trong veo, dù phải dùng nước bơm từ giếng khoan bị nhiễm phèn. Mừng hơn là các gia đình ở xóm Ngân này, như hộ ông Phan Văn Hòa, hộ bà Nguyễn Thị Thực... đã bỏ ra từ 7 đến 10 triệu đồng xây bể lọc như hộ anh Thành. Người dân ở đây đề nghị, thay việc làm nhà máy nước, hãy hỗ trợ cho họ tiền đào giếng, xây bể chứa, bể lọc như những hộ dân ở xóm Ngân đang thực hiện.

Không chỉ thiếu nước sạch, mà khoảng một phần hai số hộ dân ở hai khu TĐC nói trên chưa triển khai được sản xuất, do chưa có đường giao thông đi vào, mặc dù mỗi hộ đều nhận được vài ha đất. "Xã đã năng động sử dụng các nguồn của Chương trình 135 và xây dựng nông thôn mới làm được hai km đường vào khu sản xuất Khe Trẻn, nhưng chưa đáp ứng được là bao". Chủ tịch UBND xã Hương Quang Nguyễn Trường Thọ cho biết thêm.

Theo nhandan.org.vn 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 309

Máy chủ tìm kiếm : 53

Khách viếng thăm : 256


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1063706

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71291021