20:18 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để cánh đồng mẫu thực sự “mẫu”

Thứ ba - 17/09/2013 21:08
Bây giờ, đi đâu cũng nghe chuyện cánh đồng mẫu (CĐM). Hầu như địa phương nào trên địa bàn tỉnh cũng có một vài (thậm chí cả chục) vùng quy hoạch sản xuất lúa theo hướng CĐM với quy mô từ 5-10 ha đến hàng trăm ha.
Mô hình sản xuất CĐM giống lúa DT68 tại xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên)

Mô hình sản xuất CĐM giống lúa DT68 tại xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên)

Tuy nhiên, có thể vì khái niệm CĐM quá mới mẻ với đội ngũ chỉ đạo cơ sở và đại bộ phận người nông dân; hoặc các địa phương mới chỉ quan tâm đến mở rộng quy mô một cách cơ học, vô hình trung đã đẩy sự phát triển theo hướng phong trào, lệch xa với bản chất của CĐM.

Vài vụ sản xuất gần đây, chúng ta chứng kiến sự “quá tải” của CĐM giống lúa VTNA2. Chuyện khan hiếm giống, chắp vá diện tích đã làm không ít địa phương tại Thạch Hà, Lộc Hà, Can Lộc và Cẩm Xuyên “chạy đôn chạy đáo” để “lấp chỗ trống” vì không đăng ký lấy giống từ đầu. Thế nên xảy ra hiện tượng giống không đủ chất lượng, khiến năng suất, chất lượng lúa thấp kém. Đó là chưa kể độ thích ứng về đất, khí hậu không phải vùng nào cũng giống nhau và đều thuận lợi.

Trong vụ hè thu 2013, một số vùng như Phù Việt, Thạch Tân, Thạch Hương (Thạch Hà), năng suất trong CĐM chỉ tương đương những giống lúa “thâm niên” như: KD 18, XM 12. Liệu giá bán ra có bù nổi đầu vào để sản xuất CĐM hay không?!

Khi mà CĐM của tỉnh ta chưa thoát khỏi thực trạng “cánh đồng nhỏ, nông dân lớn” thì liệu hàng chục hộ sản xuất trên cùng một cánh đồng có tuân thủ tiêu chí đồng nhất?! Đó là chưa kể mối liên kết cơ bản nhất là doanh nghiệp - nông dân sẽ bị phá vỡ. Hoặc việc xây dựng CĐM sử dụng giống lúa đang trong thời gian sản xuất thử, trước đó chưa bao giờ có mặt ở địa phương.

Chẳng hạn như ở Thạch Tân, quy hoạch luôn 50 ha dành cho DT 68 nhưng kết quả mà người dân thu về là… bệnh đạo ôn cổ bông hoành hành, năng suất chỉ “chạm mốc” 1,5 tạ/sào. Thấp thua năng suất bình quân, doanh nghiệp có đủ cách để chối bỏ trách nhiệm, người nông dân không đáng phải chịu hậu quả của sự “đổi mới” này!

Việc nhân rộng mô hình CĐM là hoàn toàn đúng định hướng tái cơ cấu sản xuất lúa gạo của tỉnh và phù hợp với chủ trương của Bộ NN&PTNT. Song, vấn đề quan trọng hơn, một khi đã quy hoạch vùng sản xuất theo CĐM thì phải thực hiện để nó thực sự “mẫu” một cách toàn diện. Và, đầu ra hướng tới chính là mục tiêu hàng hóa, liên kết với doanh nghiệp.

Khi vùng sản xuất chưa đáp ứng các tiêu chí cơ bản để thực hiện CĐM thì không nên khiên cưỡng đầu tư, gây hiệu ứng không tốt đến những vùng sản xuất còn lại!

TUỆ ANH
baohatinh.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 585


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1348398

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74395369