Trong đó, năm 2018 chuyển đổi 1.290 ha (1.090 ha ngô, 200 ha cây trồng khác); năm 2019, chuyển đổi 715 ha (431 ha ngô, 284 ha cây trồng khác); năm 2020, chuyển đổi 249 ha (162 ha ngô, 87 ha cây trồng khác).
Lộc Hà là địa phương có diện tích chuyển đổi nhiều nhất với 404 ha, sau đó đến các huyện Đức Thọ với 374 ha, Hương Sơn 362 ha.
Nhóm địa phương có diện tích chuyển đổi ở mức trung bình gồm: Thạch Hà 263 ha, Hương Khê 233 ha, Kỳ Anh 199 ha, Can Lộc 193 ha.
Nhóm địa phương có diện tích chuyển đổi ít gồm: TX Kỳ Anh 63 ha, Vũ Quang 48 ha, TP Hà Tĩnh 34 ha, Cẩm Xuyên 31 ha, Nghi Xuân 30 ha, TX Hồng Lĩnh 20 ha.
UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT, Sở Tài chính và cơ quan liên quan chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện kế hoạch, đảm bảo linh hoạt, có hiệu quả thiết thực và đúng quy định; kịp thời xử lý các vướng mắc, khó khăn phát sinh tại cơ sở và tham mưu UBND tỉnh xử lý các nội dung thuộc thẩm quyền tỉnh.
UBND các huyện, thành phố, thị xã phê duyệt kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2018 - 2020 chi tiết đến xã, phường, thị trấn trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi của UBND tỉnh và tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả thiết thực; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa phương mình;
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn tập trung triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả; định kỳ 6 tháng/lần (trước 30/5 và 15/12 hàng năm), tổng hợp kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa phương, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Tác giả bài viết: Theo H.X/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn