Mặc dù chưa xuất hiện dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), tuy nhiên, thời điểm này, đảo khắp địa bàn Hà Tĩnh, tình hình tiêu thụ thịt lợn vẫn chưa khởi sắc.
Từ thông tin nhiễu loạn về sán lợn, DTLCP, không ít người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn, khiến ngành chăn nuôi của Hà Tĩnh khó đủ đường.
Thông tin ảo làm khó người chăn nuôi
Ông Trương Xuân Bính, HTX Minh Lộc (xã Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên) cho biết: HTX hiện có hơn 300 nái, 1.000 con lợn giống đến kỳ xuất bán nhưng chưa có thương lái mua. Khi chưa có dịch, đầu ra ổn định. Từ khi có DTLCP, giá lợn đi xuống và bất ổn định. Nếu trước giá lợn giống 1,6 triệu đồng/con thì hơn tuần nay chỉ còn 1,2 triệu đồng/con. Nếu không xuất chuồng được thời điểm này thì không thể tái đàn, trong khi tiền thức ăn, tiền phòng dịch ngày một gia tăng.
“Mấu chốt của vấn đề bắt nguồn từ những thông tin sai lệch về dịch của lợn lan truyền tải trên mạng xã hội những ngày qua. Khó khăn chồng chất khó khăn, HTX thua lỗ ba bề bốn bên nhưng tôi vẫn giữ vững lập trường: Muốn phát triển bền vững bắt buộc phải triển khai thực chất, nếu vì khó khăn trước mắt mà xuề xòa, làm ăn gian dối thì đồng nghĩa với tự sát.Trách nhiệm của người chăn nuôi đã được thể hiện nhưng chừng đó là chưa đủ, để xoay chuyển tình thế, cần sự chung tay của cộng đồng”, ông Bính trải lòng.
Thông tin có DTLCP đã tác động không nhỏ đến tâm lý người dân Hà Tĩnh, sức tiêu thụ thịt lợn giảm hẳn. Mặc dù thịt trên thị trường có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm định, nhưng với tâm lý e ngại thì đến nay người tiêu dùng vẫn chưa mặn mà với thịt lợn.
Người tiêu dùng cần tỉnh táo trong việc tiếp nhận thông tin, yên tâm sử dụng thịt lợn sạch, có nguồn gốc.
Thị trường tiêu thụ thịt lợn ảm đạm, giá giảm không chỉ làm người chăn nuôi gặp khó mà kéo theo những đại lý kinh doanh thức ăn gia súc trên địa bàn cũng lao đao.
Chị Lê Thị Tình, Giám đốc Công ty TNHH Tình Chương (thôn Nam Lý, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên), cho biết: Trước đây, mỗi tháng, công ty bán ra thị trường khoảng 300 - 400 tấn thức ăn chăn nuôi gia súc với gần 20 lao động làm việc thường xuyên. Tuy nhiên, thời gian qua, dịch bệnh trên đàn lợn xảy ra thường xuyên, rồi đến “bão” giá và gần đây nhất, người dân quay lưng với thịt lợn trước DTLCP làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đại lý.
“Bây giờ, mỗi tháng, công ty chỉ tiêu thụ được khoảng 20 tấn thức ăn chăn nuôi. Doanh thu thấp, buộc chúng tôi phải cắt giảm nhân lực chứ không đủ tiền trang trải, trả lương nhân công. Hiện, công ty chỉ còn 5 lao động phải kiêm thêm nhiều việc, thu nhập bị cắt giảm. Trong khi đó, người chăn nuôi thua lỗ nợ tiền thức ăn của công ty cả tỷ đồng không biết khi nào có trả...”, chị Tình chia sẻ.
Cần tỉnh táo tiếp nhận thông tin
Cô Nguyễn Thị Kim Chi, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Sông Trí (thị xã Kỳ Anh) cho biết: Trước đây, bình quân mỗi tháng nhà bếp tiêu thụ khoảng 300kg thịt lợn. Tuy nhiên, khi có thông tin DTLCP rồi bệnh sán lợn gây ảnh hưởng đến tâm lý phụ huynh, hai tuần qua nhà trường buộc tạm thời ngừng sử dụng thịt lợn trong khẩu phần ăn hàng ngày của học sinh.
Còn quan điểm của một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn Khu kinh tế Vũng Áng, tất cả sản phẩm thịt đưa vào doanh nghiệp đều được cơ quan quản lý nhà nước kiểm dịch chặt chẽ nên hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Năm 2015, Công ty Điện lực dầu khí Hà Tĩnh bắt đầu triển khai bếp ăn tập thể cho công nhân. Từ đó đến nay, năm nào công ty cũng ký hợp đồng với các doanh nghiệp, cơ sở có tiếng trên địa bàn thị xã Kỳ Anh và TP. Hà Tĩnh để cung cấp thực phẩm đảm bảo an toàn cho nhà bếp.
Theo ông Nguyễn Trọng Thạch, Phó giám đốc Công ty, bình quân mỗi tháng Công ty tiêu thụ khoảng 300kg thịt lợn, ngày cao điểm tiêu thụ hơn 50kg thịt. Tất cả thịt lợn hay các thực phẩm khác khi đưa vào Công ty đều được cơ quan quản lý nhà nước kiểm dịch, điều khoản này được ràng buộc trong hợp đồng ký kết với đơn vị cung cấp thực phẩm. Hơn nữa, thịt lợn khi đến cổng Công ty sẽ có cán bộ chuyên trách giám sát bằng mắt thường một lần nữa.
“Việc có dịch hay không với chúng tôi không quan trọng. Chỉ cần đơn vị cung cấp thịt có khả năng cung cấp thì chúng tôi vẫn có nhu cầu sử dụng. Tôi nghĩ bây giờ người tiêu dùng, đặc biệt là các bếp ăn tập thể của doanh nghiệp, không nên quay lưng với thịt lợn. Điều quan trọng là lựa chọn đơn vị cung cấp, thịt phải có nguồn gốc xuất xứ, được cơ quan quản lý nhà nước kiểm dịch. Đừng vì những thông tin ngoài luồng đăng trên mạng xã hội mà cắt hẳn món thịt lợn trong bữa ăn”, ông Thạch nói.
Hiện nay, các ngành chức năng và các cấp chính quyền ở Hà Tĩnh đang tập trung cho công tác phòng chống DTLCP. Trong đó có việc tăng cường cao nhất cho việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động giết mổ, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm ở các lò giết mổ tập trung và chợ, siêu thị.
“DTLCP chỉ lây nhiễm trên lợn chứ không lây bệnh cho người và các loại động vật khác. Người tiêu dùng cần nắm bắt đầy đủ thông tin từ những phương tiện chính thống cũng như khuyến cáo từ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực chăn nuôi thú y, y tế để hiểu rõ bản chất của vấn đề.
Vật nuôi khỏe mạnh, đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ, được cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát kỹ lưỡng, bày bán tại các địa chỉ uy tín, đảm bảo truy xuất nguồn gốc thì người tiêu dùng hoàn toàn không phải lo lắng về chất lượng sản phẩm. Nếu không tỉnh táo, cứ hùa nhau chia sẻ tin đồn, ngoảnh mặt với thịt lợn sạch, vô hình chung làm hại ngành chăn nuôi và chính người tiêu dùng cũng sẽ bị thiệt”, ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh, cho biết thêm.
Trà Giang
Từ thông tin nhiễu loạn về sán lợn, DTLCP, không ít người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn, khiến ngành chăn nuôi của Hà Tĩnh khó đủ đường.
Thông tin ảo làm khó người chăn nuôi
Ông Trương Xuân Bính, HTX Minh Lộc (xã Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên) cho biết: HTX hiện có hơn 300 nái, 1.000 con lợn giống đến kỳ xuất bán nhưng chưa có thương lái mua. Khi chưa có dịch, đầu ra ổn định. Từ khi có DTLCP, giá lợn đi xuống và bất ổn định. Nếu trước giá lợn giống 1,6 triệu đồng/con thì hơn tuần nay chỉ còn 1,2 triệu đồng/con. Nếu không xuất chuồng được thời điểm này thì không thể tái đàn, trong khi tiền thức ăn, tiền phòng dịch ngày một gia tăng.
“Mấu chốt của vấn đề bắt nguồn từ những thông tin sai lệch về dịch của lợn lan truyền tải trên mạng xã hội những ngày qua. Khó khăn chồng chất khó khăn, HTX thua lỗ ba bề bốn bên nhưng tôi vẫn giữ vững lập trường: Muốn phát triển bền vững bắt buộc phải triển khai thực chất, nếu vì khó khăn trước mắt mà xuề xòa, làm ăn gian dối thì đồng nghĩa với tự sát.Trách nhiệm của người chăn nuôi đã được thể hiện nhưng chừng đó là chưa đủ, để xoay chuyển tình thế, cần sự chung tay của cộng đồng”, ông Bính trải lòng.
Thông tin có DTLCP đã tác động không nhỏ đến tâm lý người dân Hà Tĩnh, sức tiêu thụ thịt lợn giảm hẳn. Mặc dù thịt trên thị trường có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm định, nhưng với tâm lý e ngại thì đến nay người tiêu dùng vẫn chưa mặn mà với thịt lợn.
Người tiêu dùng cần tỉnh táo trong việc tiếp nhận thông tin, yên tâm sử dụng thịt lợn sạch, có nguồn gốc.
Thị trường tiêu thụ thịt lợn ảm đạm, giá giảm không chỉ làm người chăn nuôi gặp khó mà kéo theo những đại lý kinh doanh thức ăn gia súc trên địa bàn cũng lao đao.
Chị Lê Thị Tình, Giám đốc Công ty TNHH Tình Chương (thôn Nam Lý, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên), cho biết: Trước đây, mỗi tháng, công ty bán ra thị trường khoảng 300 - 400 tấn thức ăn chăn nuôi gia súc với gần 20 lao động làm việc thường xuyên. Tuy nhiên, thời gian qua, dịch bệnh trên đàn lợn xảy ra thường xuyên, rồi đến “bão” giá và gần đây nhất, người dân quay lưng với thịt lợn trước DTLCP làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đại lý.
“Bây giờ, mỗi tháng, công ty chỉ tiêu thụ được khoảng 20 tấn thức ăn chăn nuôi. Doanh thu thấp, buộc chúng tôi phải cắt giảm nhân lực chứ không đủ tiền trang trải, trả lương nhân công. Hiện, công ty chỉ còn 5 lao động phải kiêm thêm nhiều việc, thu nhập bị cắt giảm. Trong khi đó, người chăn nuôi thua lỗ nợ tiền thức ăn của công ty cả tỷ đồng không biết khi nào có trả...”, chị Tình chia sẻ.
Cần tỉnh táo tiếp nhận thông tin
Cô Nguyễn Thị Kim Chi, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Sông Trí (thị xã Kỳ Anh) cho biết: Trước đây, bình quân mỗi tháng nhà bếp tiêu thụ khoảng 300kg thịt lợn. Tuy nhiên, khi có thông tin DTLCP rồi bệnh sán lợn gây ảnh hưởng đến tâm lý phụ huynh, hai tuần qua nhà trường buộc tạm thời ngừng sử dụng thịt lợn trong khẩu phần ăn hàng ngày của học sinh.
Còn quan điểm của một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn Khu kinh tế Vũng Áng, tất cả sản phẩm thịt đưa vào doanh nghiệp đều được cơ quan quản lý nhà nước kiểm dịch chặt chẽ nên hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Năm 2015, Công ty Điện lực dầu khí Hà Tĩnh bắt đầu triển khai bếp ăn tập thể cho công nhân. Từ đó đến nay, năm nào công ty cũng ký hợp đồng với các doanh nghiệp, cơ sở có tiếng trên địa bàn thị xã Kỳ Anh và TP. Hà Tĩnh để cung cấp thực phẩm đảm bảo an toàn cho nhà bếp.
Theo ông Nguyễn Trọng Thạch, Phó giám đốc Công ty, bình quân mỗi tháng Công ty tiêu thụ khoảng 300kg thịt lợn, ngày cao điểm tiêu thụ hơn 50kg thịt. Tất cả thịt lợn hay các thực phẩm khác khi đưa vào Công ty đều được cơ quan quản lý nhà nước kiểm dịch, điều khoản này được ràng buộc trong hợp đồng ký kết với đơn vị cung cấp thực phẩm. Hơn nữa, thịt lợn khi đến cổng Công ty sẽ có cán bộ chuyên trách giám sát bằng mắt thường một lần nữa.
“Việc có dịch hay không với chúng tôi không quan trọng. Chỉ cần đơn vị cung cấp thịt có khả năng cung cấp thì chúng tôi vẫn có nhu cầu sử dụng. Tôi nghĩ bây giờ người tiêu dùng, đặc biệt là các bếp ăn tập thể của doanh nghiệp, không nên quay lưng với thịt lợn. Điều quan trọng là lựa chọn đơn vị cung cấp, thịt phải có nguồn gốc xuất xứ, được cơ quan quản lý nhà nước kiểm dịch. Đừng vì những thông tin ngoài luồng đăng trên mạng xã hội mà cắt hẳn món thịt lợn trong bữa ăn”, ông Thạch nói.
Hiện nay, các ngành chức năng và các cấp chính quyền ở Hà Tĩnh đang tập trung cho công tác phòng chống DTLCP. Trong đó có việc tăng cường cao nhất cho việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động giết mổ, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm ở các lò giết mổ tập trung và chợ, siêu thị.
“DTLCP chỉ lây nhiễm trên lợn chứ không lây bệnh cho người và các loại động vật khác. Người tiêu dùng cần nắm bắt đầy đủ thông tin từ những phương tiện chính thống cũng như khuyến cáo từ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực chăn nuôi thú y, y tế để hiểu rõ bản chất của vấn đề.
Vật nuôi khỏe mạnh, đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ, được cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát kỹ lưỡng, bày bán tại các địa chỉ uy tín, đảm bảo truy xuất nguồn gốc thì người tiêu dùng hoàn toàn không phải lo lắng về chất lượng sản phẩm. Nếu không tỉnh táo, cứ hùa nhau chia sẻ tin đồn, ngoảnh mặt với thịt lợn sạch, vô hình chung làm hại ngành chăn nuôi và chính người tiêu dùng cũng sẽ bị thiệt”, ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh, cho biết thêm.