Trưởng ban VH-XH Đoàn Đình Anh: Huyện phải tính đến yếu tố đặc thù, trường trọng điểm để có phân bổ ngân sách hợp lý; đảm bảo thu, chi đúng nội dung, rút ngắn chênh lệch khoản thu giữa các trường; chấn chỉnh trong thu hộ.
Theo báo cáo của HĐND huyện Lộc Hà, năm 2014, dự toán ngân sách của HĐND huyện phân bổ cho sự nghiệp giáo dục hơn 91,9 tỷ đồng, trong khi đó tổng nguồn kinh phí đã sử dụng hơn 96 tỷ đồng (tăng hơn 4 tỷ đồng so với nghị quyết).
Năm 2015, dự toán ngân sách hơn 98,6 tỷ đồng; tổng kinh phí đã sử dụng đến thời điểm báo cáo 98,6 tỷ đồng. Việc phân bổ chi khác các ngành học dựa trên quỹ lương của các đơn vị, có điều tiết theo trường lớp và tình hình thực tế địa phương.
Năm học 2015 – 2016, tình hình tổ chức huy động các khoản đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh trên địa bàn huyện Lộc Hà đã thực hiện đầy đủ quy trình. Mức thu bình quân ở các cấp học THCS, TH và MN lần lượt là 1.781.700 đồng/học sinh/năm, 2.331.400 đồng/học sinh/năm và 1.769.600 đồng/học sinh/năm.
Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà - Lê Quang Huệ: Huyện nghiêm túc tiếp thu các ý kiến của đoàn giám sát và tiếp tục có theo dõi, chấn chỉnh lại các hoạt động trong thu chi phục vụ hoạt động giáo dục. |
Các khoản tiền bảo vệ, lao công, các khoản thu hộ phục vụ học sinh như: tiền mua sách vở, áo quần đồng phục, quỹ hội cha mẹ học sinh không thuộc diện huy động từ nguồn xã hội hóa được UBND huyện quán triệt trả lại cho phụ huynh học sinh, các đơn vị đã nghiêm túc thực hiện.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã làm rõ hơn các nội dung liên quan đến khoản thu, chi như: tiêu chí để thực hiện phân bổ ngân sách cho các trường; giải trình về sự chênh lệch mức thu giữa các trường, các khoản thu dưới hình thức quỹ; hình thức xử lý đối với các khoản thu trái quy định…
Kết luận buổi làm việc, Trưởng đoàn giám sát Đoàn Đình Anh yêu cầu HĐND huyện cần tăng cường vai trò giám sát; các phòng: tài chính, nội vụ và GD-ĐT phối hợp tham mưu UBND huyện kế hoạch phân bổ ngân sách cuối năm 2015, đầu 2016, trong đó có tính toán đến khung tiền học phí;
Huyện phải tính đến yếu tố đặc thù, trường trọng điểm để có phân bổ ngân sách hợp lý; đảm bảo thu, chi đúng nội dung, rút ngắn chênh lệch khoản thu giữa các trường; chấn chỉnh trong thu hộ.
Đồng thời, với các khoản đóng góp tự nguyện phải căn cứ vào tình hình thực tiễn nhân dân địa phương, thu nộp đúng quy trình, không được trùng lặp nội dung nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất cho giáo dục.
Theo Thu Hà/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn