Ông Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra quầy giới thiệu sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc tại thôn Tân An, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên |
Đặc biệt tất cả các tiêu chí, tất cả các xã đều nâng mức đạt chuẩn lên 2-3 lần, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng gần 3 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm 17%. Hà Tĩnh được Trung ương đánh giá là điểm sáng trong xây dựng NTM, tạo ra nhiều mô hình mới hiệu quả và bền vững.
Năm 2010, ngay từ những ngày đầu bắt tay vào xây dựng NTM, tỉnh Hà Tĩnh đã quyết liệt thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua việc xác định 13 sản phẩm hàng hóa chủ lực như lợn, bò, tôm, hươu, rau củ quả công nghệ cao, cam, bưởi Phúc Trạch… Trong đó, trọng tâm là 4 con lợn, bò, tôm, hươu và 3 cây rau củ quả chất lượng cao.
Cùng với đó, Hà Tĩnh ban hành đồng bộ hệ thống các quy hoạch, đề án, cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới, theo hướng “Doanh nghiệp hóa, liên kết hóa sản xuất và xã hội hóa đầu tư”, theo chuỗi liên kết “vừa tập trung, vừa phân tán”, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất thông qua doanh nghiệp...
Từ đó tạo ra sản phẩm có quy mô lớn, đồng nhất, nhằm tăng giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những mục tiêu cốt lõi trong xây dựng NTM. Trong hành trình này, người dân luôn được “tiếp sức” bằng các cơ chế, chính sách có hiệu quả của Nhà nước, chính quyền các cấp.
Trong vòng 5 năm, Hà Tĩnh đã ban hành nhiều chính sách về khuyến khích, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tham gia trên lĩnh vực phát triển sản xuất.
Các cơ chế, chính sách đó đã kích cầu nguồn lực rất lớn từ doanh nghiệp, nguồn tín dụng, tài trợ đến tận mỗi người dân.
Từ các chính sách của tỉnh đã tạo các mô hình NTM từ lòng dân
15-46-53_3
Đến nay, đã có 1.398 doanh nghiệp, 804 hợp tác xã, 1.653 tổ hợp tác, trong đó chủ yếu sản xuất theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp, nhất là các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi lợn; trồng rau, củ, quả công nghệ cao trên cát hoang hóa; nuôi tôm, cá mú… công nghệ cao; chế biến nông sản, thủy sản.
Sau 5 năm Hà Tĩnh thực hiện với quan điểm “nâng đầu, đỡ cuối, tất cả cùng tiến bộ và phát triển” với sự nỗ lực cao, cách làm sáng tạo đã tạo ra kết quả khá toàn diện, vững chắc. Đến nay có 26 xã đạt chuẩn NTM, là tỉnh đầu tiên có xã miền núi, biên giới đạt chuẩn NTM (xã Sơn Kim 1), phấn đấu cuối năm 2015 có 52 xã đạt chuẩn NTM (đạt 22,6%) và không còn xã đạt dưới 8 tiêu chí. |
5 năm qua đã có hàng trăm tỷ đồng được giải ngân từ ngân sách cấp tỉnh theo các chính sách khuyến khích, hỗ trợ trên lĩnh vực phát triển sản xuất thuộc Chương trình xây dựng NTM.
Từ những chính sách đã tạo cú hích để người dân đầu tư sản xuất, đến nay đã thành lập được trên 8.300 mô hình sản xuất kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/năm.
Trong đó có các mô hình sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên đất cát bạc màu ven biển, mô hình nuôi tôm áp dụng công nghệ cao được xem là bước đột phá về tổ chức sản xuất và khoa học- công nghệ, nhằm tiến thêm một bước trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Không chỉ tập trung chỉ đạo hoàn thành các tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM, Hà Tĩnh xây dựng Khu dân cư kiểu NTM mẫu, vườn mẫu đã được Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM Trung ương ghi nhận như một sáng kiến cần nhân rộng.
Sau hơn 2 năm thực hiện đã có 412 Khu dân cư NTM kiểu mẫu. Đặc biệt, kết quả đạt được quan trọng nhất là phong trào xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu lan nhanh đã làm chuyển biến sâu sắc nhận thức, ý thức của người dân về việc xây dựng, bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp.
Làm đường giao thông nông thôn
15-46-53_4
Đồng thời thắt chặt thêm mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư, cùng chung sức, đồng lòng trong xây dựng NTM, xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu không chỉ hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn mà còn tạo ra những "vùng quê trù phú, an lành".
Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở Hà Tĩnh đã từng bước làm thay đổi ý thức tự giác của người dân; người dân ngày càng có ý thức cao hơn về vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM; tư tưởng trông chờ, ỷ lại cơ bản được đẩy lùi.
Tin tưởng trong thời gian tới, Hà Tĩnh luôn giữ và phát huy tốt hơn những thành quả đã đạt được, vươn lên một tầm cao mới trong xây dựng NTM.
Hà Tĩnh đã huy động được nguồn lực lớn để xây dựng NTM, nhất là xã hội hoá nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng. Tổng huy động 5 năm là 42.836 tỷ đồng; trong đó tín dụng 33.408 tỷ đồng (78%); vốn vay được hỗ trợ lãi suất trên 2.200 tỷ đồng. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn