16:43 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dự báo tình hình sâu, bệnh hại lúa vụ Hè Thu 2012

Thứ bảy - 09/06/2012 10:12
1. Giai đoạn từ mạ đến đẻ nhánh rộ
a. Bọ trĩ: Phát sinh gây hại nặng trên mạ và lúa gieo thẳng giai đoạn gieo đến đẻ nhánh. Thời tiết nắng nóng, khô hạn là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh phát triển của bọ trĩ, đặc biệt là ở các chân ruộng khô hạn, thiếu nước. 
b. Chuột: Sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân chuột sẽ di chuyển đến các vùng gò đồi, bờ thữa đào hang cư trú và tập trung gây hại trên mạ, lúa gieo thẳng. Đây là thời điểm thuận lợi cho việc tổ chức diệt chuột để hạn chế nguồn tích luỹ ngay từ đầu vụ.
c. Sâu keo: Phát sinh gây hại ngay từ đầu vụ và đạt cao điểm vào giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7. Những vùng chủ động nước, có tàn dư thực vật nhiều sâu keo thường phát sinh gây hại nặng.
d. Sâu cuốn lá lớn: Trong vụ Hè Thu sâu cuốn lá lớn phát sinh gây hại sớm hơn sâu cuốn lá nhỏ, thường tập trung gây hại nặng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và đạt cao điểm vào giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ sau đó giảm dần.
e. Rầy lưng trắng: Chuyển tiếp từ lúa Đông Xuân sang gây hại trên mạ và lúa gieo thẳng, đặc biệt là những vùng vừa qua có diện tích lúa bị nhiễm rầy. Trên đồng ruộng rầy lưng trắng xuất hiện và gây hại sớm hơn so với rầy nâu, ngoài gây hại trực tiếp trên cây lúa rầy lưng trắng còn là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen nên cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy để phát hiện và phòng trừ kịp thời.
f. Bệnh lùn sọc đen: Bệnh có thể phát sinh gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh, tuy nhiên sự phát sinh gây hại của bệnh phụ thuộc vào mật độ rầy lưng trắng trên ruộng và tỷ lệ rầy mang nguồn bệnh.
h. Châu chấu (cào cào): Đây là đối tượng chuyển tiếp gây hại lúa Đông Xuân sang gây hại trên mạ và lúa gieo thẳng vụ Hè Thu. Do đó chúng ta cần chú ý phòng trừ khi có mật độ cao bằng phương pháp thủ công như dùng vợt bắt; xử lý thuốc hóa học khi phát triển thành dịch.
2. Giai đoạn đứng cái, làm đòng đến trổ chín
 a. Rầy nâu: Rầy thường gây hại nặng vào giai đoạn lúa làm đòng, trổ bông đến thu hoạch trên các chân ruộng sâu trũng, gieo cấy dày. Cao điểm gây hại của từ giai đoạn đòng già - trổ bông. Cần điều tra phát hiện phun trừ ngay từ lứa rầy rộ đầu tiên.
b. Sâu cuốn lá nhỏ: Phát sinh gây hại ở tất cả các giống giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ đến làm đòng, đặc biệt giai đoạn đòng trổ sâu gây hại trên bộ lá đòng làm ảnh hưởng đến năng suất nếu không phòng trừ kịp thời.
c. Sâu đục thân bướm 2 chấm: Phát sinh gây hại nặng vào giai đoạn lúa làm đòng, trổ bông gây hiện tượng bông bạc, nhất là trên các trà trổ muộn và các chân ruộng có màu xanh đậm, ruộng ven làng. Giai đoạn này cần chú ý theo dõi chính xác thời điểm trưởng thành ra rộ để tiến hành các biện pháp ngắt ổ trứng và phun thuốc khi sâu non mới nở.
d. Nhện gié: Nhện phát sinh, phát triển mạnh mạnh trong điều kiện khô nóng, nhất là ở các vùng những năm trước đó bị nhện gây hại. Trong vụ Hè Thu nhện phát sinh từ giai đoạn lúa kết thúc đẻ nhánh và gây hại nặng từ giai đoạn đòng trổ đến thu hoạch. Đây là đối tượng dịch hại mới phát sinh gây hại trên địa bàn trong những năm gần đây, cơ thể nhện nhỏ bé nên việc điều tra phát hiện và dự tính dự báo bước đầu gặp rất nhiều khó khăn. Để chủ động trong việc phòng trừ cần tập trung cao độ cho công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo.
e. Bệnh khô vằn: Là đối tượng gây hại có diện phân bố rộng và trên tất cả các giống, đặc biệt hại nặng ở những vùng sâu trũng, bón thừa đạm.Bệnh phát sinh gây hại từ giai đoạn lúa đứng cái đến thu hoạch, gây hại nặng giai đoạn lúa làm đòng – trổ bông. Thời tiết nắng nóng, có mưa lớn là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh.
f. Bệnh bạc lá: Phát sinh và gây hại ở giai đoạn lúa đứng cái đến trổ chín. Trong diều kiện có mưa lớn và gió mạnh, ẩm độ không khí cao bệnh lây lan nhanh. Các giống có bản lá rộng, bộ lá xoè ngang thường bị bệnh gây hại nặng.
3. Định hướng phòng trừ
Chủ động theo dõi các đối tượng từ đầu vụ, hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học giai đoạn đầu để bảo vệ lực lượng thiên địch trên đồng ruộng. 
Tiếp tục áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI), 3 giảm 3 tăng, chương trình IPM trong vụ Hè Thu nhằm tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng phát triển tốt tăng cường sức chống chịu đối với sâu bệnh và tạo các yếu tố bất lợi đối với quá trình tích lũy số lượng và phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại./.
                                                       
             Chi cục Bảo vệ thực vật
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 183


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 985747

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71213062