00:27 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đưa khoa học công nghệ đến vùng khó khăn

Chủ nhật - 13/09/2015 21:41
(Baohatinh.vn) - Thực hiện một đề tài khoa học vốn đã khó, để chuyển giao, nhân rộng những kết quả tiến bộ đó vào cuộc sống còn khó khăn hơn nhiều, đặc biệt, ở khu vực nông thôn, miền núi. Thực tế cho thấy, dù đã có nhiều chính sách ưu đãi để đưa KHKT đến với khu vực nông thôn, miền núi, nhưng hiệu quả vẫn chưa như kỳ vọng.

Hiệu quả từ “chương trình nông thôn miền núi”

Thực hiện “chương trình nông thôn miền núi” - hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học & công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển KT-XH nông thôn và miền núi của Bộ KH&CN giai đoạn 2000-2015, Hà Tĩnh đã tổ chức thực hiện 19 dự án, trong đó, có 6 dự án thuộc lĩnh vực thủy sản, 4 dự án chăn nuôi, 4 dự án công nghệ sinh học và chế biến, 5 dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi. Các dự án đã huy động trên 100 lượt cán bộ từ 25 tổ chức KH&CN từ T.Ư đến địa phương trong cả nước tham gia; đào tạo, tập huấn hàng ngàn lượt nông dân tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất.

Sau 15 năm thực hiện, “chương trình nông thôn miền núi” đã chuyển giao gần 100 quy trình kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, trong đó, có 2 quy trình đã được tư liệu hóa thành giáo trình đào tạo nghề (trồng hoa và sản xuất phân hữu cơ vi sinh) cho lao động nông thôn tại Hà Tĩnh; xây dựng nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, công nghệ sinh học… góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Nhiều quy trình kỹ thuật được người dân nắm vững, mang lại hiệu quả, tạo sức lan tỏa cao, như việc thụ phấn bổ sung và quản lý chỉ dẫn địa lý đối với bưởi Phúc Trạch (Hương Khê) đã góp phần ‘‘giải cứu’’ đặc sản bưởi Phúc Trạch thoát khỏi ‘‘tuyệt chủng’’, xây dựng thương hiệu và tìm kiếm thị trường.

Đưa khoa học công nghệ đến vùng khó khăn

Nhiều mô hình trình diễn đạt hiệu quả cao, nhưng quá trình nhân rộng, đưa vào sản xuất đại trà vẫn còn gặp không ít khó khăn.

Sản phẩm mật ong Vũ Quang đã có nhãn mác và được bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ, sản lượng mật ong toàn huyện ước đạt 20-25 tấn/năm. Bên cạnh đó, đã chuyển giao thành công ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chế biến, đóng hộp sản phẩm rau, củ, quả tại Đức Thọ, chè Vũ Quang; chế biến nấm ăn, nấm dược liệu, từng bước tạo thị trường cho sản phẩm KH&CN; chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong công tác giống cây trồng, nấm, chế phẩm vi sinh...

Đổi mới chuyển giao KHKT

Mặc dù đã đạt nhiều thành tựu, nhưng việc đưa KH&CN đến với nông thôn, miền núi vẫn gặp nhiều khó khăn. Những năm qua, đề án phát triển nấm đã tạo được sự lan tỏa, nghề trồng nấm có bước phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, với địa phương miền núi, dù có điều kiện thuận lợi, nhưng kết quả còn rất khiêm tốn. Cụ thể, đến nay, cả huyện Hương Khê chỉ có 4 mô hình sản xuất nấm, trong đó, 3 mô hình tự phát và được xây dựng trước khi có đề án, sau 2 năm, chỉ có thêm 1 mô hình mới. Còn ở Vũ Quang, sản lượng nấm toàn huyện năm 2014 chỉ đạt khoảng 10 tấn. Bên cạnh đó, nhiều đề tài, dự án được nghiên cứu, thực hiện thành công nhưng chưa được nhân rộng.

Giám đốc Sở KH&CN Đỗ Khoa Văn cho rằng, ở khu vực nông thôn, miền núi, tư duy sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, người dân có tâm lý do dự, chần chừ trong việc áp dụng cái mới; còn nặng tư tưởng ỷ lại, phải có đầu tư, hỗ trợ mới thực hiện; không nắm bắt được các chính sách hỗ trợ; thụ động trong tiếp cận thị trường; nguồn vốn hạn chế; thiếu nhân lực đủ khả năng tiếp nhận KHKT…

Vì vậy, việc chuyển giao, nhân rộng KHKT đến các vùng khó khăn vẫn còn chậm so với yêu cầu thực tiễn. Theo Giám đốc Sở KH&CN, thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương cần quan tâm hơn nữa công tác chuyển giao công nghệ; chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật và tập huấn từ chuyên gia đến nông dân; lựa chọn đơn vị chuyển giao có năng lực, kinh nghiệm và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị chuyển giao và đơn vị chủ trì. Các dự án cũng cần được gắn với doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, tạo thành chuỗi liên kết sản xuất, huy động thêm nguồn lực đối ứng và tổ chức sản xuất hiệu quả, xúc tiến thị trường cho các sản phẩm. Đặc biệt, chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Nguyễn Văn Trí cho biết, hoạt động KH&CN đang chủ yếu ở dạng mô hình trình diễn, nguồn kinh phí để tổ chức nhân rộng còn hạn chế. Để khoa học thực sự đến với nông thôn, miền núi, cần phải khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sản xuất nông nghiệp; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHKT tiên tiến vào sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp hiện đại, phát triển bền vững gắn với thị trường.

Dương Chiến
http://baohatinh.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 319

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 316


Hôm nayHôm nay : 25786

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 779327

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64765271