Đức Thọ phát triển đa dạng các loại cây, con phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Trong ảnh: Mô hình chăn nuôi tổng hợp của ông Nguyễn Ngọc Tình (Liên Minh).
Trong đó, có 180 mô hình quy mô lớn, 286 mô hình quy mô vừa, 916 mô hình quy mô nhỏ. Trong số này có thể kể đến một số mô hình tiêu biểu, cho thu nhập cao như: Trang trại chăn nuôi lợn nái, lợn thương phẩm chất lượng cao của anh Nguyễn Bá Linh (Đức Đồng), mô hình chăn nuôi gà với quy mô từ 30.000 – 40.000 con/lứa của ông Nguyễn Doãn Huyến (Đức Đũng); mô hình trồng lúa liên kết chất lượng cao như RTV, AC5…, tập trung tại các xã Đức Long, Đức An, Đức Thuỷ…
Mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thương phầm của chất lượng cao của anh Nguyễn Bá Linh (Đức Đồng) cho hiệu quả kinh tế cao.
Trong quá trình xây dựng các mô hình, huyện Đức Thọ đã tập trung vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết tổ chức sản xuất hàng hóa và tiêu thụ nông sản theo hưởng ổn định, bền vững.
Việc phân định 4 vùng sinh thái lớn (vùng thượng - trà sơn, ven thị trấn, vùng lúa và vùng ngoài đê) có ý nghĩa lớn trong việc định hướng phát triển các loại cây, con phù hợp với thổ nhưỡng từng vùng.
Huyện Đức Thọ đã có nhiều chính sách ưu tiên mở rộng sản xuất, phát triển các mô hình kinh tế dựa trên lợi thế từng vùng.
Huyện cũng xác định một số sản phẩm chủ lực gắn với quy hoạch các vùng sản xuất; có các cơ chế khuyến khích hộ sản xuất, kinh doanh mở rộng quy mô, nâng cao sản xuất; khai thác hiệu quả lợi thế của từng địa phương đặc biệt là sản xuất lúa, chăn nuôi, sản xuất đồ gỗ…
Theo Thái Oanh/Bao Ha Tinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn