12:20 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gắn "ba hóa" trong xây dựng NTM

Thứ ba - 12/08/2014 23:22
Trong 3 năm xây dựng NTM, tỉnh Hà Tĩnh đã phát triển nhân rộng gần 3.000 mô hình SX kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Gắn ba hóa trong xây dựng NTM
SX rau cải cúc sạch ở TP. Hà Tĩnh

Nhiều mô hình hiệu quả

Theo Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, toàn tỉnh hiện có 2.974 mô hình SX kinh doanh có hiệu quả, doanh thu từ 100 triệu đồng/năm đến 60 tỷ đồng/năm. Trong đó có hơn 800 mô hình SX, kinh doanh nông nghiệp tập trung chủ yếu ở lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, chế biến, thương mại dịch vụ, trong đó có 383 mô hình doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng/năm.

Việc tổ chức xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển SX, kinh doanh gắn với xây dựng NTM đã có sự chuyển biến tích cực và hiệu quả. Các mô hình không chỉ tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, tăng thu ngân sách mà đã đánh thức tiềm năng lợi thế của từng vùng, miền.

Trong những năm qua, Hà Tĩnh cũng đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách, đặc biệt là chính sách phát triển SXNN. 70% vốn NTM hằng năm dành cho SX, trong đó có ít nhất 50% hỗ trợ lãi suất. Nếu năm 2013 là 80 tỷ đồng thì năm 2014 ngân sách dành cho nông nghiệp là 170 tỷ đồng.

Xác định được vai trò quan trọng của nông nghiệp với kinh tế địa phương nên từ cuối năm 2010, Hà Tĩnh đã thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp với việc xác định 13 sản phẩm hàng hóa chủ lực, trong đó trọng tâm là bốn con (lợn, tôm, bò, hươu) và ba cây (rau củ quả chất lượng cao, cam, bưởi đặc sản).

Có những mô hình mang tính đột phá như nuôi lợn, tôm, hươu, trồng cam chất lượng cao và gần đây là mô hình rau củ quả công nghệ cao trên vùng đất cát ven biển, tạo bước đột phá trong sử dụng vùng đất cát hoang hóa ven biển cho thu nhập từ 250 - 300 triệu đồng/ha/năm...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ðình Sơn khẳng định, bản chất của công tác xây dựng NTM chính là nâng cao thu nhập của người dân. Ðể tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường áp dụng KHCN vào nông nghiệp, nâng cao chất lượng giá trị nông sản, tạo ra chuỗi liên kết từ khâu giống đến thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, bền vững.
Sức mạnh liên kết không chỉ là yếu tố đảm bảo sự đồng nhất của sản phẩm mà còn thiết lập nên một nền SX hàng hóa bền vững.

Một số mô hình tiêu biểu mà cán bộ là người tiên phong đi đầu như mô hình tổng hợp kết hợp nuôi lợn siêu nạc quy mô lớn của ông Trần Xuân Bính (xã Sơn Long, huyện Hương Sơn), mô hình chăn nuôi tổng hợp gồm cá, lợn, trồng keo, dó trầm của ông Phạm Văn Ðức - Bí thư Đảng ủy xã Hương Minh (Hương Sơn)… Đến nay, thu nhập hằng năm từ các mô hình này đạt từ 2 - 4 tỷ đồng/năm.

Gắn "ba hóa" trong xây dựng NTM

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự trong những chuyến đi kiểm tra các mô hình SX mới thực hiện.

Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ đầu Tổng Cty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) được tỉnh “chọn mặt gửi vàng” cho các dự án quan trọng như dự án SX rau, củ, quả công nghệ cao trên vùng đất cát hoang hóa Thạch Văn, dự án xây dựng trung tâm hươu giống, dự án chăn nuôi liên kết bò chất lượng cao…

Đây là một trong số ít DN tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp có tiềm lực đủ mạnh để đảm nhận vai trò “người mở đường”. Hơn thế nữa, tuy là lần đầu tiên tham gia với vai trò chủ đầu tư cho các dự án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhưng Mitraco đã thực sự gắn kết và chiếm trọn được lòng tin của bà con nông dân trong tỉnh.

Ngoài Tổng Cty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, hiện nay các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng nhiều, nhất là mô hình liên doanh, liên kết như Cty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam với hình thức liên kết chăn nuôi gia công. DN này đã xây dựng được hơn 100 cơ sở chăn nuôi lợn với quy mô từ 500 đến 1.200 con/lứa; DN liên kết với các xã triển khai trồng lúa chất lượng cao gắn tiêu thụ sản phẩm trên cánh đồng mẫu lớn.

Các mô hình liên kết từ SX đến tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với DN đã hình thành và nhân rộng trên các lĩnh vực như chăn nuôi lợn, tôm, cánh đồng mẫu...

Ðể thực hiện có chiến lược, Hà Tĩnh đã chỉ đạo các địa phương thực hiện tổ chức lại mô hình SX theo hướng DN hóa sản phẩm, liên kết hóa SX và xã hội hóa đầu tư (3 hóa).

Ðến nay, do xác định sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hóa chủ lực, các địa phương đã ban hành đồng bộ hệ thống, quy hoạch, chính sách và ưu tiên bố trí nguồn lực, tập trung chỉ đạo quyết liệt, cho nên Chương trình xây dựng NTM đã đạt kết quả toàn diện, đã có hàng chục xã đạt chuẩn NTM và hiện chỉ còn 19 xã đạt dưới 5 tiêu chí.

Bằng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, bằng cách làm sáng tạo, phù hợp thực tế địa phương, Hà Tĩnh đã được Ban Chỉ đạo Trung ương đánh giá là điểm sáng trong công tác xây dựng NTM.

Anh Bình
Nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 739


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1526517

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74573488