17:57 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp hữu hiệu cải tạo đất

Thứ năm - 29/05/2014 13:48
Trên thực tế, việc người dân sử dụng quá nhiều phân bón hóa học đã gây ra nhiều hệ lụy. Đất đai bị chai cứng, mất cân bằng sinh thái, hàng tỷ vi sinh vật có ích vô tình bị tiêu diệt, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng nông sản. Việc ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất phân hữu cơ vi sinh được xem là “chìa khóa” để giải quyết vấn đề này.

 

Lãng phí nguyên liệu

Theo TS Lê Văn Tri - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón sinh học Việt Nam: Nếu sử dụng sản phẩm phụ nông nghiệp để làm phân bón, hàng năm sẽ có hàng nghìn tấn phân bón hữu cơ thay thế nguồn phân bón khác. Theo tính toán, 1 tấn phân hữu cơ từ rơm rạ có 10 kg đạm, 9,5 kg lân và 21 kg kali. Ở Việt Nam, nếu 50% (khoảng 45 triệu tấn) lượng rơm rạ tại các tỉnh, thành được xử lý bằng chế phẩm sinh học thì sẽ thu được trên 20 triệu tấn phân hữu cơ. Với con số này, hàng năm, bà con nông dân không phải bỏ tiền mua: 200 ngàn tấn đạm, 190 ngàn tấn lân và 460 ngàn tấn kali, quy ra tiết kiệm gần 11 ngàn tỷ đồng.

Giải pháp hữu hiệu cải tạo đất
Vườn rau màu của chị Nguyễn Thị Vân (thôn Bình Yên - Thạch Bình) được bón phân vi sinh, cho tỷ lệ sống, năng suất cao và ít sâu bệnh.

Theo số liệu của Chi cục Thống kê Hà Tĩnh, năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 24.165 ha cây lâu năm; 155.915 ha cây hàng năm, trong đó diện tích trồng lúa là 98.674 ha. Phần lớn rạ sau thu hoạch chủ yếu để lại ruộng, rơm mới chỉ sử dụng khoảng 70%. Tổng lượng phế phụ phẩm trồng trọt tạo ra hàng năm xấp xỉ 630.000 tấn, trong đó mới có khoảng 60-70% được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, chất độn chuồng, tủ gốc... Số còn lại đang bị đốt hoặc bỏ, gây lãng phí nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại Hà Tĩnh rất dồi dào, ước tính hàng năm có khoảng 650.000 tấn phế thải trồng trọt và 1.000.000 tấn phân gia súc, chưa kể lượng cây phân xanh và các chất hữu cơ khác. Hàng năm có khoảng 550.000 tấn phế phụ phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị lãng phí.

Hướng đi hiệu quả

Quá trình triển khai ứng dụng chế phẩm sinh học Hatimic từ năm 2009 đến nay tại Hà Tĩnh đã khẳng định được hiệu quả kinh tế và môi trường từ hướng đi này. Công nghệ sản xuất chế phẩm và kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh đã được hoàn thiện phù hợp với điều kiện Hà Tĩnh. Chế phẩm bước đầu đã được thị trường chấp nhận. Cơ sở sản xuất chế phẩm tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN đã được hình thành, có khả năng đào tạo kỹ thuật và cung cấp chế phẩm cho người dân trên địa bàn.

Chị Bùi Thị Xuân - Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Thạch Hà cho biết, từ năm 2012, Hội Phụ nữ Thạch Hà đã vận động hội viên ứng dụng kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh dùng trong sản xuất nông nghiệp. Nhận thấy hiệu quả rõ rệt của phân hữu cơ vi sinh, đến nay đã có hàng ngàn hội viên tham gia tập huấn và sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Điển hình như ở Thạch Ngọc, hơn 200 hộ dân tham gia ủ 1-2 tấn/hộ. Theo tính toán của người dân, mỗi sào lúa sẽ giảm được 270-300 nghìn đồng chi phí phân bón.

Ông Lê Hồng Sơn – Bí thư Đảng ủy xã Thạch Bình (TP Hà Tĩnh) cho biết: Năm 2013, Thạch Bình được Sở KH&CN, Trung tâm Ứng dụng KH&CN Hà Tĩnh khảo sát, tập huấn và đầu tư 200 gói chế phẩm

Hatimic để làm phân vi sinh. Sau khi vận động, tuyên truyền, có 68 hộ tham gia. Nguyên liệu chủ yếu là bèo tây, rơm rạ và lá cây trong vườn… Sau hơn 1 tháng triển khai, các hộ đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh bón cho lúa, lạc và các loại rau màu khác. Bà con rất vui mừng vì những lợi ích từ phân hữu cơ vi sinh. Các loại cây đều phát triển tốt, lúa chắc khỏe hơn, ít sâu bệnh; cây lạc giảm được bệnh nấm và bệnh héo rũ; đất tơi xốp hơn; các loại cây khác đều có tỉ lệ ra hoa, đậu quả nhiều hơn. Người dân không chỉ giảm được chi phí mua phân bón mà giảm được cả chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

Theo tính toán, nếu hàng năm, Hà Tĩnh tái sử dụng được 50-70% lượng phế phụ phẩm nông nghiệp còn lãng phí (khoảng 17-25% lượng phế thải nông nghiệp/năm) thì sẽ cung cấp thêm 200.000-270.000 tấn phân bón hữu cơ vi sinh, lượng phân này tương đương 10.000-14.000 tấn phân vô cơ các loại, giúp tiết kiệm 135-190 tỷ đồng mua phân bón/năm. Bên cạnh đó, việc sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh sẽ góp phần lớn trong xử lý rác thải, bảo vệ môi trường.


Dương Đức Chiến
Nguồn baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 116


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1017375

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72700084