01:30 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giảm nghèo đa chiều - Thách thức từ thu nhập

Chủ nhật - 03/04/2016 05:35
(Baohatinh.vn) - Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 thực sự là cơ hội để Hà Tĩnh thực hiện các chính sách giảm nghèo một cách bền vững. Tuy nhiên, nếu không có sự thay đổi về nhận thức, phương pháp thì nó cũng sẽ trở thành một thách thức không nhỏ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
Điều tra hộ nghèo, cận nghèo sẽ là căn cứ để Đảng, Nhà nước hoạch định chiến lược, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Điều tra hộ nghèo, cận nghèo sẽ là căn cứ để Đảng, Nhà nước hoạch định chiến lược, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Nhiều hộ tái nghèo

Những năm qua, nhờ huy động tốt các nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn nên chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững của Hà Tĩnh đã đạt được những thành quả quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 23,91% đầu năm 2011 xuống còn 5,82% cuối năm 2015, bình quân mỗi năm giảm trên 3%. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 16,53% đầu năm 2011 xuống còn 8,89% vào cuối năm 2015.

Tuy vậy, bước sang giai đoạn 2016-2020, với cách tiếp cận các tiêu chí nghèo đa chiều đã có nhiều thay đổi. Về tiêu chí thu nhập, chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị 900.000 đồng/người/tháng. Quy định chuẩn cận nghèo ở khu vực nông thôn là 1.000.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị 1.300.000 đồng/người/tháng, cao hơn mức quy định cũ...

Cách tiếp cận này sẽ làm cho số hộ nghèo, hộ cận nghèo thay đổi theo chiều hướng tăng. Theo báo cáo từ Sở LĐ-TB&XH, kết quả điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 của các huyện, thị xã, thành phố, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chiếm 11,2% (tăng trên 5% so với chuẩn nghèo đơn chiều cuối năm 2015). Và như vậy, nhiều hộ nghèo từng được hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế, nâng thu nhập bình quân đầu người lên trên chuẩn và đã thoát nghèo nay lại tái nghèo do không đáp ứng tiêu chí thu nhập theo quy định mới!

Mô hình nuôi bồ câu Pháp cho hiệu quả cao tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn huyện Kỳ Anh.

Tạo động lực cho hộ nghèo vươn lên

Theo kết quả điều tra, trong số 41.248 hộ nghèo và 30.622 hộ cận nghèo thì có tới trên 92% nằm trong diện nghèo về thu nhập, chỉ có trên 7% thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội. Ông Nguyễn Xuân Thông - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH khẳng định, kết quả điều tra đã phản ánh đúng thực tế. Bởi nâng cao việc tiếp cận các dịch vụ xã hội đã được Hà Tĩnh triển khai trong thời gian qua, đạt được nhiều kết quả to lớn. Chẳng hạn như các chương trình nhà đại đoàn kết, mái ấm công đoàn, nhà công vụ, cấp phát các phương tiện nghe, nhìn, hỗ trợ học sinh nghèo đến trường...

Đặc biệt, Hà Tĩnh là một trong những địa phương thực hiện quyết liệt nhất chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Từ điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa thôn... đều được đầu tư xây dựng khang trang, kiên cố thông qua nguồn vốn xã hội hóa và nguồn hỗ trợ từ các dự án, chương trình. Chính vì vậy, đối với Hà Tĩnh, tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân vẫn là cái gốc trong công tác giảm nghèo.

Được biết, một trong những định hướng lớn, mới của Nhà nước trong công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 là sẽ giảm dần các chính sách “cho không”, tăng dần sự chủ động tiếp cận các chính sách về giảm nghèo đối với người nghèo, nhất là về vay vốn sản xuất, phát huy tính tự lực, tự cường trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, tránh cho hộ nghèo tâm lý ỷ lại.

“Muốn làm được như vậy, quan trọng nhất là sớm rà soát, đề xuất, sửa đổi các chính sách giảm nghèo không còn phù hợp, tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cho huyện nghèo, xã nghèo, thôn nghèo. Bên cạnh đó, đổi mới hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo động lực cho hộ nghèo vươn lên, tham gia các tổ chức sản xuất như: HTX, tổ hợp tác và chuỗi SXKD, tiêu thụ để thoát nghèo” - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Xuân Thông cho biết thêm.

Phúc Quang
http://baohatinh.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 255

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 252


Hôm nayHôm nay : 27579

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1086839

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72769548