10:00 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gìn giữ nếp làng (Bài 1): Thuần phong mỹ tục làng Hà Tĩnh

Thứ tư - 11/03/2015 20:36
Vốn mang nền văn hóa gốc nông nghiệp điển hình, các vùng miền của Việt Nam dù ở đâu cũng sống và tổ chức lối sống theo nguyên tắc trọng tình, sống cố định, ngại di chuyển và lấy gia tộc, họ hàng, láng giềng làm mối quan hệ giao tiếp, sinh hoạt hàng đầu. Từ đó, hình thành nên các làng với nhiều phong tục, tập quán khác nhau, có vị trí, vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử đất nước.

Sự hình thành làng Việt

Từ xưa đến nay, dù dưới chế độ xã hội nào thì đối với người Việt Nam, gia tộc là khởi nguồn cho mối quan hệ giữa con người với con người trong một cộng đồng gắn bó. Người Việt coi trọng các khái niệm về gia tộc như dòng họ, trưởng tộc, nhà thờ họ, từ đường, gia phả… Chính điều này đã hình thành khái niệm làng. Và chính những thói quen sinh hoạt, tập tục khác trong mỗi làng đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.

Gìn giữ nếp làng (Bài 1): Thuần phong mỹ tục làng Hà Tĩnh

Nghi lễ chèo cạn - một nét độc đáo trong lễ hội cầu ngư làng Nhượng Bạn (Cẩm Xuyên)

Làng ở Việt Nam là một tổ chức xã hội được tổ chức chặt chẽ và có vai trò ổn định. Tùy từng địa phương, làng là nơi ở của một họ hoặc một vài dòng họ lớn. Các họ trong làng có mối quan hệ gắn bó lâu đời và mang tính bất biến với tính chất cộng đồng và tự trị rất cao.

Làng là tổ chức xã hội cơ sở đặc biệt của người Việt. Không gian của làng đã tạo nên tính cách đặc trưng của người Việt là ý thức độc lập và lòng yêu nước. Tính cộng đồng làng xóm tạo nên tinh thần đoàn kết toàn dân. Nhìn ở góc độ nào thì sự đoàn kết toàn dân, ý thức độc lập dân tộc và lòng yêu nước cũng xuất phát và hun đúc từ truyền thống mỗi ngôi làng của người Việt. Vai trò của làng cũng thể hiện rất rõ trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.

Nét đẹp của làng quê Hà Tĩnh

Nằm trên dải eo miền Trung nắng gió, với địa hình có cả miền núi, đồng bằng, miền biển, Hà Tĩnh cũng có những ngôi làng với nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng. Cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới, thuần phong, mỹ tục của làng bị lãng quên được chú trọng khôi phục và phát huy giá trị trong cộng đồng dân cư. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu với độc giả một số ngôi làng đại diện cho các vùng quê Hà Tĩnh.

Nằm bên bờ nam sông La, trước ngã ba Tam Soa thơ mộng là làng Kẻ Hạ (nay là Tùng Ảnh – Đức Thọ). Kẻ Hạ xưa nay được coi là vùng thắng tích bậc nhất với núi Tùng Lĩnh và dòng sông La, là quê hương của các công thần khai quốc. Tùng Ảnh xưa là đất học hành khoa bảng với dòng họ Phan nổi tiếng là quan cả họ, quan cả nhà. Về sau, thời tân học, truyền thống đó vẫn được kế thừa, phát huy. Làng Tùng Ảnh đã cống hiến cho đất nước nhiều bậc hiền tài thuộc nhiều lĩnh vực khoa học, nghệ thuật.

Gìn giữ nếp làng (Bài 1): Thuần phong mỹ tục làng Hà Tĩnh

Ngõ quê Tùng Ảnh

Nếp làng Tùng Ảnh với sự bình yên và tính cấu kết cộng đồng cao cũng là vùng có truyền thống yêu nước, cách mạng lâu đời. Tùng Ảnh không chỉ là quê hương của Phan Đình Phùng, Phan Cát Tiu, Phạm Văn Ngôn, Trần Phú… mà còn là căn cứ địa quan trọng trong cuộc chiến chống giặc Minh (thế kỷ XV), giặc Pháp (thế kỷ XIX).

Với truyền thống coi trọng dòng họ, dòng tộc, ngày nay, ở Tùng Ảnh, các dòng họ vẫn giữ gìn phong tục tế họ đầu năm. Đây là một nét đẹp văn hóa của nếp làng Tùng Ảnh. Hàng năm, các dòng họ lớn, các chi phái nhỏ đều tổ chức lễ tế long trọng. Con cháu làm ăn, sinh sống ở tứ xứ đều tụ hội về làng để tạ lễ tổ tông và gặp gỡ anh em. Làng vì thế trở nên đông vui và ấm áp hơn.

Nằm trên Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên) là ngôi làng Nhượng Bạn với lịch sử hình thành khá đặc biệt. Tích xưa kể lại, ngư dân nhiều nơi đến tụ tập ở cuối sông Quèn, sông Rác lập nên một đơn vị hành chính là Vạn Giang Phái, dần dần, ngư dân đến ở càng đông và hình thành làng Nhượng Bạn (nghĩa là bờ đất được nhường lại) với phong cảnh hữu tình và nhiều tập tục sinh hoạt văn hóa đặc sắc. Cùng với nghề nông, dân cư ở làng Nhượng Bạn chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh cá và làm muối.

Chính từ đó đã khởi sinh lễ hội cầu ngư độc đáo. Hằng năm, cứ đến ngày 8/4 (âm lịch), người dân Cẩm Nhượng lại tổ chức lễ hội cầu ngư nhằm báo đáp công ơn của thần Nam Hải phù hộ cho trời yên, biển lặng, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm, mọi người hạnh phúc. Lễ hội gồm 4 phần chính: nghi thức tế lễ; lễ hội chèo cạn, lễ rước trên biển và lễ tế tại miếu đường. Lễ hội diễn ra linh thiêng và độc đáo với hàng chục chiếc thuyền của ngư dân chạy trên biển làm lễ rước ngư ông Nam Hải, đã trở thành nét văn hóa độc đáo, thu hút du khách tứ xứ và ngư dân quanh vùng.

Trong sự phong phú và đa dạng của truyền thống văn hóa Hà Tĩnh, làng Kẻ Dua – Đan Du (Kỳ Thư) ở vùng đất phên dậu Kỳ Anh cũng có sự đóng góp độc đáo. Tuy là vùng đồng chua, nước mặn, nhưng Đan Du với đầy đủ các đình, chùa, miếu, mạo, các dòng họ lớn và di sản văn hóa phi vật thể hát ví, hát giặm đã trở thành một địa chỉ văn hóa đặc sắc. Nói đến Kẻ Dua - Đan Du, từ lâu nay, người ta vẫn thường nhắc đến một làng quê hát ví. Đất Văn Tràng chạy cá/ Đất Trung Hạ đốt vôi/ Đất Kẻ Dua bầy tui/ Đứa nằm ngả trên nôi/ Cũng biết đàng hát giặm.

Người nổi tiếng nhất về hát ví chính là Võ Thị Nhẫn, nhân dân vẫn thường gọi là o Nhẫn. Chỉ một o Nhẫn thôi mà thu hút cả các bậc nho sỹ, nhà khoa bảng khắp các vùng đến với Đan Du. Ngoài ra, còn có nhiều nghệ nhân dân gian, nổi lên có cố Gon, cố Tuỷn, cố Hội Việm với nhiều tác phẩm thơ ca, hò, vè còn lưu truyền đến tận ngày nay. Nhờ đời sống tinh thần lành mạnh nên dù kinh tế khó khăn nhưng người dân Đan Du vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Cũng chính từ nếp làng đó mà người dân Đan Du còn có truyền thống yêu nước và cách mạng, đây là nơi xuất phát hoặc trọng điểm trong các phong trào đấu tranh cách mạng ở Kỳ Anh.

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, hát ví Đan Du có lúc đã bị mai một, nhưng hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, hát ví Đan Du đã được khôi phục và xuất hiện thường xuyên trong các sinh hoạt cộng đồng. Thông qua CLB Dân ca ví, giặm Kỳ Thư, nếp sinh hoạt hát ví, các bài hát cổ đã được sưu tầm, gìn giữ. Những bài hát cổ và lối hát Đan Du đang được các nghệ nhân ở đây truyền lại cho thế hệ trẻ, đồng thời, thông qua các liên hoan văn nghệ quần chúng, giới thiệu với bạn bè bốn phương. Hát ví Đan Du cũng là một hình thức hát ví độc đáo, góp phần làm giàu thêm kho tàng dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Làng và nếp sinh hoạt văn hóa của làng đã và đang tạo nên những giá trị tinh thần, vật chất quan trọng cho sự phát triển chung của xã hội. Xã hội càng phát triển thì các giá trị truyền thống cần được gìn giữ và phát huy. Nếp làng, vì thế cần phải được gìn giữ.

(Còn nữa...)
 

Nguồn: baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 87


Hôm nayHôm nay : 13922

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 13922

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73060893