21:28 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gìn giữ nếp làng (Bài 2): Nguy cơ đánh mất nếp làng

Thứ năm - 12/03/2015 23:26
Cha ông ta đã không tiếc công sức, máu xương để lập làng, giữ làng. Những nếp làng ấy thấm đẫm hồn cốt người Việt, từ đó, các nhân tài xuất hiện, lớn lên dưới mái đình làng rồi bước ra khỏi lũy tre xanh để sải những bước dài trên đường đời. Thế nhưng, cùng với sự phát triển của xã hội, những giá trị mang đậm bản sắc văn hóa làng Việt đang dần bị mai một, thậm chí, có nguy cơ đánh mất...

Theo cuốn Làng cổ Hà Tĩnh, đình làng Động Gián ở huyện Nghi Xuân ngày xưa là một ngôi đình lớn, tọa lạc trên nền đất phía Tây cụm dân cư, ngoài mặt trông về Ngàn Hống. Làng Động Gián xưa, dân cư đông đúc, kinh tế phồn thịnh, nhưng càng về sau càng điêu tàn. Chức dịch trong làng cho rằng, có tình trạng này là do đình làng bị động, phải làm lại thì dân làng mới khá lên được. Do vậy, đình cũ bị hạ, lấy vật liệu để làm đình mới trên nền đất cũ. Vào khoảng năm 1938-1939, ngôi đình mới được dựng lên.

Gìn giữ nếp làng (Bài 2): Nguy cơ đánh mất nếp làng

Nét đẹp làng quê Hương Trà (Hương Khê). Ảnh: Thanh Hoài

Năm 1948, giặc Pháp đổ bộ vào làng, chúng vào đình lục lọi, cướp đi những đồ quý giá bằng đồng, bằng sứ và gấm vóc. Về sau, đình lại được dùng làm kho để muối. Do tác động của muối, tường đình bị sập và rường cột của đình cũng bị dỡ để làm việc khác. Cuối cùng, ngôi đình biểu trưng cho văn hóa làng Động Gián cũng biến mất.

Nhiều ngôi đình khác ở làng quê Việt cũng đang dần biến mất. Theo đó, không gian làng quê đang ngày một nhuốm màu đô thị. Đi nhiều nơi, đến nhiều vùng, ít thấy nơi nào còn cái cổng, con đường dẫn vào làng một cách nguyên vẹn và đúng nghĩa. Cũng không còn nữa những cây đa, bến nước, sân đình, không còn những rặng tre ken dày quanh làng, quanh xóm; những loại cây trang trí truyền thống như mạn hảo, tầm xuân, lựu, cau… còn rất ít.

Ông Nguyễn Quang Đại, người dân xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) vào TP Hồ Chí Minh sống và làm việc nhiều năm, bộc bạch: “Từng nếp nhà, cái ao, rặng tre nơi tôi ở đã khắc sâu trong tâm trí gần 20 năm đầu đời. Vừa rồi, sau hơn 10 năm mới về quê, ngõ xóm đổi thay đến mức tôi ngờ ngợ như tìm nhầm lối về, làng như đang dần hóa phố”. Chẳng riêng ông Đại, nhiều người dân xa quê lâu năm khi trở về đều gặp khó khăn trong việc tìm lại nét xưa của nơi “chôn rau, cắt rốn”.

Nhưng việc đô thị hóa làng quê không đáng lo ngại bằng nếp sống người dân nông thôn nay đã có nhiều thay đổi. Nét đẹp văn hóa làng xưa nằm ở tính cố kết cộng đồng. Người làng, người quê thường chân chất, mộc mạc nhưng trọng nghĩa, trọng tình, “tối lửa tắt đèn” có nhau... Thế nhưng, khi nông thôn thay đổi thì nếp làng và tình làng, nghĩa xóm cũng ít nhiều phai nhạt. Do ảnh hưởng của lối sống Tây hóa, mô hình gia đình đa thế hệ ở nông thôn cũng đang ít dần. Nhiều làng quê nghèo, giờ rơi vào cảnh đìu hiu, thiếu vắng người trẻ tuổi, phụ nữ, chủ yếu còn người già, trẻ con nương tựa vào nhau. Một cuộc sống như thế rất khó duy trì nếp sinh hoạt gia đình, dòng tộc như xưa. Và hơn thế, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng ngày càng thưa vắng. Tệ nạn xã hội đang có xu hướng thâm nhập vào các tầng lớp dân cư nông thôn.

Gìn giữ nếp làng (Bài 2): Nguy cơ đánh mất nếp làng

Một làng quê ở Tùng Ảnh (Đức Thọ)

Với những cái mới lai căng, về các làng quê, chúng ta chứng kiến nhiều cảnh tượng không phù hợp với văn hóa làng xã như: thanh niên tóc xanh, tóc đỏ, đi xe máy rú ga ầm ầm, không đội mũ bảo hiểm... Quán game, karaoke xuất hiện với tần suất dày. Các tệ nạn cờ bạc, mại dâm, ma túy, đánh chém nhau… cũng xẩy ra nhiều hơn. Lối sống buông thả, ăn xổi, ở thì, chạy theo đồng tiền đang có xu hướng gia tăng trong thanh niên nông thôn. Sự hiểu biết của họ về lịch sử làng mình, về văn hóa dân tộc rất ít. Một thực tế đáng quan tâm là thế hệ trẻ ngày nay không mặn mà với nghề gia truyền, do đó, nghề truyền thống đang dần bị mai một.

Không chỉ nếp làng, trong mỗi nếp nhà ở làng quê, mọi chuẩn mực cũng đang dần bị xáo trộn. Trong sự xô bồ của nền kinh tế thị trường, nhiều gia đình quá chú trọng đến đồng tiền, đến làm ăn buôn bán mà sao nhãng việc dạy dỗ con cái. Họ quên rằng, tuổi trẻ nông nổi rất cần sự chăm sóc của bố mẹ và khi không có tình thương, chúng sẽ theo bạn bè sa vào các tệ nạn xã hội, dẫn đến hư hỏng.

Nếu như trước đây, bữa ăn gia đình được duy trì như một nét đẹp truyền thống thì giờ đây, người ta thấy những đứa trẻ vị thành niên, anh trước, em sau, mỗi đứa một tô vừa nhồm nhoàm nhai cơm, vừa xem ti vi hay chơi game online, tiếng mời chào ông bà, cha mẹ cũng thưa thớt, khó kiếm. Cả người lớn cũng bắt đầu có thói quen ít ngồi ăn với nhau ngay cả khi có điều kiện. Tiếng mẹ ru con, bà ru cháu à ơi bên chiếc võng tre trưa nồng còn rất ít. Càng ít hơn nữa cái cảnh Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay/ Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy/ Hội chèo làng Đặng đi ngàn ngõ/ Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay” (Mưa xuân - Nguyễn Bính).

Từ nền nếp ứng xử trong nhà ra ngoài làng, từ tín ngưỡng đến văn nghệ dân gian ở nông thôn đang bị rơi rụng, mai một và biến mất. Theo chiều hướng khác là sự thái quá do thiếu hiểu biết và không loại trừ do thực dụng trong việc tổ chức các sinh hoạt văn hóa có tính cộng đồng như sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội… đã và đang khiến một số hủ tục xuất hiện trở lại, đặc biệt là trong các sinh hoạt tín ngưỡng. Chúng ta đang đối mặt với nguy cơ đánh mất nếp làng...

(Còn nữa...)

Nguồn: baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 177


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1253807

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72936516