21:19 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

HỘI NÔNG DÂN HÀ TĨNH PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI VIÊN NÔNG DÂN TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

Thứ sáu - 13/12/2019 10:16
Thời gian qua, Hội Nông dân các cấp đã và đang tích cực thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 07/12/2017 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với một số lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2025 và những năm tiếp theo; Nghị quyết 79/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh về một số chính sách bảo vệ môi trường giai đoạn 2018 - 2020. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, lượng chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân sinh ngày càng nhiều, đa dạng về chủng loại, đặc biệt là lượng rác thải trong sinh hoạt, cùng với các chất thải trong chăn nuôi tại các gia trại, hộ gia đình trong khu dân cư ngày càng gia tăng.
Đc Bùi Nhân Sâm, TUV, Chủ tịch HND tỉnh kiểm tra các hố ủ phân được xây dựng của các hộ dân

Đc Bùi Nhân Sâm, TUV, Chủ tịch HND tỉnh kiểm tra các hố ủ phân được xây dựng của các hộ dân

Thực tế thống kê năm 2018, tổng lượng rác phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh là 237.844 tấn (tương đương 652 tấn/ngày), trong đó lượng rác thu gom, vận chuyển, xử lý mới được khoảng 163.065 tấn (tương đương 447 tấn/ngày), đạt 68,56%. Toàn tỉnh hiện có 218 đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải ; có 357 điểm tập kết, trung chuyển rác đã được xây dựng, nhưng tình trạng rác tồn đọng tại các điểm trung chuyển khá lớn, nhiều địa phương đã và đang xử lý tại chổ bằng đốt thủ công/chôn lấp hoặc vừa đốt vừa chôn lấp; bên cạnh đó tình trạng vứt rác ven các kênh thuỷ lợi, trục đường giao thông, cầu cống, sông, suối, bờ biển, đồng ruộng gây nguy cơ ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị/nông thôn; ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đến an toàn vệ sinh thực phẩm, làm phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân …
 
Trước thực trạng trên, để góp phần chung tay xử lý rác thải, bảo vệ môi trường; ngày 25/6/2019 Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành NQ số 01 về “Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia thu gom, phân loại, xử lý rác thảikết hợp ủ phân vi sinh tại hộ gia đình và cụm dân cư”.  Hội Nông dân tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng của rác thải; tham gia thực hiện giải quyết vấn đề rác thải với hình thức phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương. Hội đã truyền thông tới cán bộ, hội viên nông dân thông qua các hình thức: Xây dựng chuyên trang, bài viết, chuyên mục, phóng sự tài liệu liên quan về tác hại của rác thải đối với KT-XH, môi trường và sức khỏe cộng đồng  trên trang web của Hội... Đồng thời, phát động mỗi cán bộ, công chức, viên chức, hội viên nông dân và vận động người thân cùng thực hiện thu gom, phân loại xã xử lý rác thải tại nguồn...

Dụng cụ thu gom rác thải phân loại tại mỗi hộ gia đình

 
Đi đôi với việc tuyên truyền, vận động, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tích cực tổ chức các hoạt động hưởng ứng với nhiều hình thức như: phối hợp với Sở TN&MT, các ngành liên quan tổ chức lễ phát động phong trào "Chống rác thải nhựa”, hưởng ứng tháng hành động vì môi trường thế giới với chủ đề "Giải quyết ô nhiễm nhựa và túi nilon” thu hút trên 3.200 hội viên tham gia tại các huyện, thành phố, thị xã. Thường xuyên tổ chức ra quân dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng, vườn cây; treo băng rôn khẩu hiệu ở nơi công cộng, chỗ đông người, các trục đường chính của xã, thị trấn. Đồng thời, huy động sự tham gia của cộng đồng trong thu gom, phân loại các sản phẩm đã qua sử dụng làm từ nhựa, bao bì, túi nilon và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định; xây dựng mô hình chi hội nông dân nói không với rác thải nhựa tại các huyện, thành phố, thị xã tổ chức ký cam kết thực hiện phòng, chống rác thải nhựa, tổ chức 6 lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường cho trên 800 hội viên nông dân tại các đơn vị. Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Vũ Quang, Hương Sơn.

Hội Nông dân tỉnh tổ chức 2 hội nghị truyền thông xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu cho 262 cán bộ HND phường, xã và trên 1600 cán bộ, chi, tổ Hội và hội viên nông dân trên địa bàn toàn tỉnh. Phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức 2 lớp tập huấn cho 200 cán bộ, hội viên nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông về thu gom và xử lý rác thải, chất thải; đặc biệt không sử dụng các sản phẩm nhựa 1 lần (ống hút, chai và bình nước suối/ khoáng...) trong các hoạt động của cơ quan, thay vào đó, sử dụng cốc thủy tinh, cốc sứ hoặc phích, bình đựng nước dùng nhiều lần khi hội họp, tiếp khách.

Bên cạnh đó, Hội đã tập trung vận động xây dựng một số mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải để rút kinh nghiệm và nhân rộng. Tiêu biểu như mô hình hố ủ phân vi sinh tại hộ gia đình anh Nguyễn Đình Trung ở xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn: Sau khi có chính sách hỗ trợ của xã xây dựng hố ủ phân vi sinh và lò đốt tại hộ gia anh đã đăng ký làm. Mỗi năm gia đình anh ủ phân vi sinh khoảng 3 - 4mtừ rác thải hữu cơ trong gia đình và vớt thêm các loại bèo ao và phế phẩm nông nghiệp khác, dùng chế phẩm sinh học để ủ phân (30 ngàn đồng/lọ ủ được 1m3 rác thải hữu cơ). Thời gian ủ khoảng 45 - 50 ngày là phân có thể dùng; trong quá trình ủ phân đảo và tưới nước. Phân bón vi sinh ủ từ rác thải hữu cơ bón cho cây trồng phát triển xanh, tốt và ít sâu bệnh hơn so với bón phân hóa học. Như vậy việc phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình là “Nhất cử, lưỡng tiện đôi đường” vừa giảm được lượng rác thải lớn thải ra môi trường, giảm được chi phí vận chuyển, đổ bãi rác, làm giảm được ô nhiễm môi trường lại vừa tiết kiệm được tiền mua phân bón mà cây trồng lại tốt, ít sâu bệnh hơn, sạch hơn, hiệu quả cao hơn.
 
Hình ảnh đồng chí Chủ tịch HND xã Xuân Phổ với các khẩu hiệu tuyên truyền làm bằng lốp xe
 
Kết quả nêu trên mới là bước đầu, để giải quyết ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra, trong thời gian tới, các cấp Hội trong tỉnh cấn tiếp tục thực hiên tốt các nội dung sau:

- Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, Nhân dân, tập trung tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, hội viên, Nhân dân các chủ trương, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thu gom, phân loại xử lý rác thải, thông qua sinh hoạt chi Hội, trên Webside Hội Nông dân tỉnh, hệ thống truyền thanh cấp xã và các sinh hoạt lồng ghép khác.

Thứ hai, vận động hướng dẫn hội viên, Nhân dân phân loại rác thải gắn với đầu tư xây dựng hố rác/bể xử lý rác đơn giản để ủ phân vi sinh tại hộ gia đình và cụm dân cư; đồng thời vận động các hộ chăn nuôi xử lý chất thải bằng chế phẩm, bể Biogas, ứng dụng công nghệ mới.

Thứ ba, phối hợp với MTTQ và các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường; xây dựng quy ước, hương ước về bảo vệ môi trường tại các hộ gia đình và các thôn, xóm.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu cho Cấp ủy, chính quyền nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền các cấp; phối hợp với các ban, ngành, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên, nhân dân thu gom, phân loại xử lý rác thải, kết hợp ủ phân vi sinh tại hộ gia đình và cụm dân cư.
 

Hình ảnh hội viên, nông dân Chi hội Hồng Thủy – Xuân Hải- Nghi Xuân lao động VSMT
 
- Thứ năm, tích cực tham gia góp ý xây dựng các văn bản, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về môi trường. Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường các cấp, nhất là đối với cấp cơ sở;

Thứ sáu, xác định việc tuyên truyền, vận động hội viên, nhân dân thu gom, phân loại xử lý rác thải, kết hợp ủ phân vi sinh tại hộ gia đình và cụm dân cư là một trong những tiêu chí quan trọng khi xét thi đua, khen thưởng hàng năm của các cấp Hội.
 
 
                       
 

Theo Văn Hùng/hoinongdanhatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 166

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 165


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1253507

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72936216