Đồng chí Đinh Quốc Thị - TUV, Hiệu trưởng trình bày Đề dẫn Hội thảo
Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền, sự phấn đầu nỗ lực của quân và dân tỉnh nhà, tình hình kinh tế - xã hội Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2015 đã có bước phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt trên 18%. Các chương trình, dự án trọng điểm của tỉnh và của quốc gia trên địa bàn tỉnh được đẩy nhanh tiến độ. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được những thành tựu quan trọng. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kế. Chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã hội cơ bản ổn định. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề lao động, việc làm, hạn chế phân hóa giàu nghèo và giảm nghèo bền vững đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong những năm qua Hà Tĩnh đã triển khai quyết liệt nhiều chủ trương giải pháp và đã đạt được kết quả đáng trân trọng.
Đồng chí Bùi Nhân Sâm – Phó Chủ tịch UB MTTQ tỉnh Hà Tĩnh
trình bày tham luận tại Hội thảo.
Đồng chí Đoàn Đình Anh – Trưởng ban Văn hóa - XH, HĐND tình Hà Tĩnh trình bày tham luận tại Hội thảo.
Tuy vậy, bước vào giai đoạn phát triển mới, công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh đang gặp phải những khó khăn, nếu không được nhận diện một cách đầy đủ và tập trung giải quyết thì trở thành lực cản đổi với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tham gia hội nhập khu vực, quốc tế ngày càng sâu rộng.
TS. Lê Minh Tuynh - Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị Quảng Bình
trình bày tham luận tại Hội thảo
Hội thảo đã nhận được những bài viết, nghiên cứu, trao đổi trong đó tập trung phân tích làm rõ thực trạng, bài học kinh nghiệm được rút ra trong công tác giải quyết vấn đề lao động, việc làm, giảm nghèo bền vững của Hà Tĩnh; chỉ ra những yêu cầu mới, những khó khăn thách thức đặt ra trong giải quyết vấn đề lao động, việc làm, giảm nhèo bền vững ở Hà Tĩnh, đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả vấn đề lao động, việc làm, giảm nghèo bền vững của Hà Tĩnh trong thời gian tới. Trong đó, nổi bật lên các bài tham luận đã làm rõ chủ đề của Hội thảo, như TS Nguyễn Quang Ngọc, Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Trường Chính trị Trần Phú với tham luận “Đảng bộ Hà Tĩnh lãnh đạo tổ chức thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội trong thời kỳ đổi mới”; Đồng chí Bùi Nhân Sâm, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh với tham luận “Vai trò của Mặt trận Tổ quốc với công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững ở Hà Tĩnh”; Đồng chí Đoàn Đình Anh, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh Hà Tĩnh với tham luận “Vai trò của HĐND các cấp với công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững ở tỉnh ta”; TS. Lê Minh Tuynh, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Quảng Bình với tham luận “Kết quả và bài học kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở Quảng Bình”; Đồng chí Dương Thị Hằng, TUV,Chủ tịch Hội LHPN Hà Tĩnh với tham luận“Phát huy vai trò của Phụ nữ Hà Tĩnh trong việc hỗ trợ, tạo việc làm, giảm nghèo bền vững”; Đồng chí Nguyễn Xuân Thông, Phó Giám đốc Sở Lao động -Thương binh & Xã hội tỉnh Hà Tĩnh với tham luận “Phân hóa giàu - nghèo và giảm nghèo bền vững ở Hà Tĩnh - Thực trạng và giải pháp”; Đồng chí Nguyễn Thái Dũng, Trưởng khoa Nhà nước & Pháp luật, Trường Chính trị Trần Phú với tham luận “Phát huy nhân tổ giàu trong giảm nghèo và giảm nghèo bền vững ở Hà Tĩnh”; ThS Phan Bá Linh, Phó trưởng khoa xây dựng Đảng, Trường Chính trị Trần Phú với tham luận “Giảm nghèo bền vững ở Hà Tĩnh hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh “; ThS Bùi Thị Nhung, Giảng viên khoa Xây dựng Đảng, Trường Chính trị Trần Phú với tham luận “Đô thị hóa và vấn đề lao động, việc làm trên địa bàn Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay”.
Đồng chí Dương Thị Hằng, TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh
trình bày tham luận tại Hội thảo.
Với 9 tham luận, 37 bài viết tại Hội thảo, các tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề xã hội đang đặt ra hiện nay nhất là vấn đề lao động, việc làm, phân hóa giàu nghèo, giảm nghèo bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay, đồng thời làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giải quyết những vấn đề đó đối với sự phát triển bền vững của tỉnh nhà, trong đó, tập trung vào các vấn đề lớn:
Thứ nhất, đi sâu phân tích làm rõ các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, của Đảng bộ, chính quyền Hà Tĩnh đối với giải quyết các vấn đề xã hội nói chung, giải quyết việc làm, phân hóa giàu nghèo, giảm nghèo bền vững ở Hà Tĩnh, cung cấp một cách nhìn toàn diện, có hệ thống về quá trình phát triển nhận thức của Đảng ta về việc giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là quá trình Đảng bộ lãnh đạo tổ chức thực hiện việc giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn tỉnh từ khi tái lập tỉnh đến nay. Bên cạnh đó, một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu một số kinh nghiệm của các nước trên thế giới và một số địa phương trong nước về lao động việc làm, giảm nghèo bền vững, đây cũng chính là những nguồn dữ liệu giúp hình thành đưa ra các giải pháp tối ưu, xây dựng tư duy hệ thống, đúc rút kinh nghiệm hình thành và hoạch định cơ chế chính sách về việc giải quyết các vấn đề xã hội nói trên ở địa bàn Hà Tĩnh.
TS Nguyễn Quang Ngọc, Trưởng khoa Xây dựng Đảng,
Trường Chính trị Trần Phú trình bày tham luận tại Hội thảo
Thứ hai, Các tác giả cũng đề cập đến đến thực trạng nguyên nhân, bản chất của vấn đề lao động, phân hóa giàu nghèo, giảm nghèo bền vững ở tỉnh ta, từ đó đưa ra các nhóm giải pháp giải quyết vấn đề lao động, việc làm, giảm nghèo bền vững của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
Thứ ba, Cùng với việc nghiên cứu thuộc Đề tài khoa học cấp tỉnh, các kết quả nghiên cứu tại Hội thảo sẽ góp phần giúp cho các cấp lãnh đạo, các ngành tỉnh Hà Tĩnh có thêm cơ sở tư liệu để đánh giá sát đúng và cách nhìn toàn diện, từ đó hoạch định chiến lược đúng đắn, đồng thời đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề lao động, việc làm, giảm nghèo bền vững đến việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Theo Lê Đình Hùng/truongchinhtrihatinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn