13:45 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh: Bảo tồn hiện vật nông cụ nông thôn hướng về cội nguồn

Thứ bảy - 08/04/2017 10:52
Suốt hơn 20 năm nay, Trung tâm phát triển Hương Bình (xóm Bình Tân, xã Hương Bình, Hương Khê, Hà Tĩnh) vẫn dành một khoảng không gian để sưu tầm, lưu giữ, giới thiệu, bảo tồn nguyên trạng trên 500 hiện vật các loại nông cụ thủ công độc đáo, đưa chúng ta về với hơi thở không gian cội nguồn vừa thanh bình, vừa sinh động.

 

    Nằm cách tuyến đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 2,3km, khu trưng bày của Trung tâm phát triển Hương Bình dành riêng 3/5 ngôi nhà gỗ cổ - một ngôi nhà trên 200 năm tuổi, một ngôi khác  biểu trưng cho gia đình nông thôn khá giả ngày xưa, và ngôi còn lại biểu trưng cho gia đình nông thôn bình thường ngày xưa với mái lợp tranh, nền đất, tường vách phên nứa…

     

    Khu nhà trưng bày hiện vật nông cụ nông thôn 

    Nơi đây, bảo tồn hơn 500 hiện vật vẫn còn nguyên vẹn, gồm những nông cụ ngành nghề cổ truyền tái hiện sinh động cuộc sống, phương thức lao động sản xuất, sinh hoạt của người nông dân ở các tỉnh vùng Bắc Trung bộ thời xưa.

    Ông Nguyễn Đức Tịnh, Giám đốc Trung tâm phát triển Hương Bình cho biết: “Vào khoảng năm 1990, linh mục Nguyễn Đình Thi (mất năm 2010), nguyên Chủ tịch Hội Huynh đệ Việt Nam tại Pháp đã hình thành ý tưởng sưu tầm, bảo tồn những loại hình hiện vật nông cụ ở nông thôn này.”

    “ Đến năm 1993, khi trung tâm được xây dựng đi vào hoạt động, linh mục Thi cùng với nhiều anh em bắt đầu đi về tận các hộ nông dân ở các làng quê xa xôi hẻo lánh huyện Hương Khê và một số địa phương ở vùng Bắc Trung bộ sưu tầm, xin lại, thậm chí là bỏ kinh phí ra mua lại, rồi đem về phân loại, trưng bày cẩn thận”. 

    Tất cả các hiện vật này được trưng bày rất phong phú và đa dạng về loại hình. Trong đó điển hình như: chõng tre, võng tre, áo tơi, áo nảy, cối xay lúa, cối giã gạo bằng gỗ, tre và đá, chày đạp, che ép mật mía, hầm tre nứa chứa khoai sắn, xe cút-kít;  rìu, cày, bừa, cào, cuốc, dao phát, liềm hái, gàu nước, guồng nước, cũi treo, cũi đứng, móc treo.

     

     

    Bên cạnh đó là đèn dầu các loại, nêm, đơm, oi, đụt, nhủi, giỏ, đũa, nong, nia, thúng, nón, giần, sàng, mâm, sập, bàn ghế bằng gỗ, kiềng tre nứa, hũ, chén, bát gỗ, vại, chum, chóe, chậu sành sứ các loại…

    Ngoài ra còn có máy đánh chữ, nồi đồng, niêu đất, quạt mo, điếu cày, khay gỗ, trục đá, đập lạc, quang gánh bằng mây tre, cơi đựng trầu, têm trầu vôi bằng đồng, máy đập lúa thủ công, các dụng cụ đo lường bằng gỗ…

    Các hiện vật được trưng bày đa dạng và phong phú

     “Đến thời điểm này ở khu vực miền Trung, hiếm có nơi nào như ở Trung tâm phát triển Hương Bình lại sưu tầm, bảo tồn, giữ gìn được một số lượng lớn, phong phú, nguyên vẹn các loại hình hiện vật nông cụ trong nông dân thời xưa như thế,” ông Tịnh chia sẻ thêm.

    Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ, trưng bày thêm hàng trăm bức ảnh đen trắng do các nhiếp ảnh gia người Pháp từng sang đây chụp cảnh đời sống, sinh hoạt của người nông dân Hà Tĩnh, Nghệ An những năm 1980-1995.

    Trưng bày hàng trăm bức ảnh đen trắng của các nhiếp ảnh gia người Pháp

    Cùng  hàng ngàn cuốn sách, tư liệu viết về văn hóa, xã hội, lịch sử các thời kỳ của Việt Nam: tư liệu về dân ca ví, giặm, các danh nhân nổi tiếng ở vùng đất Nghệ An, Hà Tĩnh từ xưa đến nay…

    Từ khi trung tâm hoạt động đã thu hút nhiều đoàn du khách, sinh viên ở các nước Nhật Bản, Ý, Thụy Sĩ, Pháp…và các đoàn học sinh, sinh viên, người dân, nhà nghiên cứu từ khắp các vùng miền ở Việt Nam về đây tham quan, nghiên cứu.

    Trao đổi với nhóm phóng viên, ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Trong xu hướng đô thị hoá nông thôn, các dụng cụ phục vụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, không gian về một miền quê thanh bình thuở xưa như đang dần biến mất thì những hiện vật nông cụ đã sưu tầm, bảo tồn, lưu giữ được tại Trung tâm phát triển Hương Bình thực sự rất độc đáo, có ý nghĩa về văn hóa, xã hội; là di sản truyền thống của dân tộc, đưa chúng ta về với hơi thở không gian cội nguồn, sinh động, qua đó góp phần phục vụ cho phát triển du lịch, giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ trẻ…”

    Theo Ngân Hà/VTOTO


    Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
    Click để đánh giá bài viết
    Từ khóa: n/a

    Những tin mới hơn

    Những tin cũ hơn

     

    Thư viện Hình ảnh



    Thăm dò ý kiến

    Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

    Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

    Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

    Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

    Phương án khác?

    Thời tiết - Tỷ giá

    Thống kê

    Đang truy cậpĐang truy cập : 392

    Máy chủ tìm kiếm : 66

    Khách viếng thăm : 326


    Hôm nayHôm nay : 86133

    Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1065161

    Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71292476