12:35 EST Thứ sáu, 08/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh: Ô nhiễm từ vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung

Thứ năm - 05/11/2015 09:29
Hàng chục hộ dân ở xóm Hồng Sơn, xã Phú Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang ngày đêm phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường từ trang trại lợn của Tổng công ty cổ phần phát triển nông lâm Hà Tĩnh (thuộc Công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh )và các mô hình chăn nuôi liên kết của khu chăn nuôi tập trung.
Dân kêu mất mùa, thiếu nước sinh hoạt vì ô nhiễm

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Chương trình xây dựng NTM), diện mạo xã Phú Lộc, huyện Can Lộc đã có nhiều đổi thay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt là vấn đề về môi trường.

Theo người dân ở xóm Hồng Sơn, xã Phú Lộc, thì thời gian qua họ đang phải chịu ô nhiễm từ trang trại lợn của vùng quy hoạch khu chăn nuôi lợn tập trung.

Dòng nước thải đen sì, bốc mùi thối được thải ra từ trang trại chăn nuôi lợn tại xóm Hồng Sơn.

Chúng tôi đến trực tiếp tại xóm Hồng Sơn, xã Phú Lộc để mục sở thị vấn đề mà người dân phản ánh.

Ghi nhận tại xóm Hồng Sơn, nơi dòng nước thải của trang trại nuôi lợn của Công ty Khoáng Sản và Thương Mại Hà Tĩnh chảy qua là một màu đen, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.

Ông Phạm Văn Hậu (64 tuổi, trú tại xóm Hồng Sơn) bức xúc cho biết: Trước đây, gia đình ông lấy nước sinh hoạt từ giếng của mình. Nhưng hiện nay nước trong giếng bị ô nhiễm, gia đình không có nước để sinh hoạt hằng ngày, mọi sinh hoạt trong gia đình đều bị đảo lộn.  Gia đình đã đào thêm 4 cái giếng khác nhưng chỉ sử dụng được một thời gian thì nước khi chuyển sang màu vàng, khi thì đóng váng và cặn có mùi hôi khó chịu.

Ông Phạm Văn Hậu đang bức xúc vì nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.

Những ruộng lúa của cả xóm cũng chịu tác động lớn từ sự ô nhiễm này.

“Mỗi năm gia đình thu hoạch tầm 4 đến 5 tấn lúa, nhưng mùa vừa rồi chỉ thu hoạch khoảng được 1,5 tấn, thất thu gần 3,5 tấn, vậy mà bên công ty họ về kiểm tra chỉ hỗ trợ mỗi sào 500 nghìn đồng, gia đình tôi được hỗ trợ 2,5 triệu đồng. Biết là lỗ to nhưng cũng phải chịu, biết kêu ai”, một người dân than vãn.

Theo người dân xóm Hồng Sơn, khi lúa lớn lên phát triển rất tốt, nhưng đến lúc chuẩn bị trổ bông thì bị lụi tàn, chết trải trắng không có thu hoạch. Nguyên nhân là do nước thải tràn vào ruộng mỗi lúc trang trại lợn xả nước vào lúc trời động mưa. Người dân đã làm đơn gửi UBND xã để phản ánh sự việc. Sau đó, Công ty phát triển nông lâm Hà Tĩnh có làm một cái mương dẫn nước thải, nhưng mỗi lúc mưa to thì nước phân lợn vẫn tràn vào ruộng.

Người dân xóm Hồng Sơn cho rằng lúa bị chết do nhiễm nước thải từ trại chăn nuôi lợn.

Ông Phạm Quang Tuệ, là xóm trưởng xóm Hồng Sơn cho hay: Trước đây nguồn nước rất bình thường, từ khi có trang trại lợn thì nguồn nước bị ô nhiễm. Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh có đào cái mương thoát nước thải nhưng không đảm bảo, không có cống cấp và thoát nước, và hệ thống mương này hứng hết cả nguồn nước chảy tự nhiên trên đồi xuống ruộng... Mỗi lúc có gió nam  lại bị tra tấn mùi hôi thối không thể chịu được.

Quanh co chuyện “có - không”

Trong cuộc trao đổi với PV về vấn đề trên, ông Nguyễn Hữu Hài, Chủ tịch UBND xã Phú Lộc cho biết: “Phản ánh của người dân ở xóm Hồng Sơn về việc  trang trại lợn của Công ty cổ phần phát triển nông lâm Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường là có thật. Vụ mùa vừa rồi xóm Hồng Sơn mất mùa, Uỷ ban xã và phía công ty có xuống kiểm tra và thống kê thiệt hại, xác định % và hỗ trợ cho các hộ gia đình. Về giếng nước thì có mấy hộ gần đó có bị ảnh hưởng, họ có báo và làm giếng mới nhưng sau không thấy báo lại”.

Ông Nguyễn Hữu Hài, Chủ tịch UBND xã Phú Lộc

Cũng theo ông Hài, đây là vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung lâu dài nên không tránh khỏi ô nhiễm nguồn nước. Sau phản ánh của người dân thì UBND xã Phú Lộc, Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cùng Sở tài nguyên và môi trường cũng đã có lần về lấy mẫu nước đi xét nghiệm, đã có kết quả nhưng không có vấn đề gì (?). Người dân tiếp tục phản ánh, họ về lấy mẫu nước đi kiểm tra lại nhưng đến nay chưa thấy có kết quả.

Ngày 3/11 PV có cuộc làm việc với ông Mai Khắc Mại – Giám đốc Công ty CP phát triển nông lâm Hà Tĩnh. Ông Mại nói: “Việc dân phản ảnh có gì chưa được thì ta khắc phục. Trước nuôi lợn thịt nhưng giờ chuyển sang nuôi lợn nái thì bọn anh tận dụng hết phần thải ra làm phân bón cao su. Việc xả nước thải ngày nào cũng xả, ngày nào cũng dùng như nhau. Ở đây không có nước tưới nên tới mùa người dân họ trộn nước của bọn anh mới có tưới, nhà nào lấy nước nhiều thì lúa tốt quá”.

Về việc người dân phản ánh lúa mất mùa do ô nhiễm và công ty hỗ trợ tiền mỗi sào bị thiệt hại 500 nghìn đồng đồng thời đào mương thoát nước thải, ông Mại giải thích: “Theo yêu cầu của xóm Hồng Sơn và xã Phú Lộc nên công ty đã bỏ ra 28 triệu để đào mương thoát nước, còn số tiền hỗ trợ, họ hiểu thế nào thì hiểu chứ trong văn bản thì không có chuyện đền bù thiệt hại. Còn việc về mùi và nguồn nước ngầm thì có đánh giá của các cơ quan, quan trắc về môi trường và đã có kết quả kiểm tra”.

Cùng có mặt tại buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Chương - Phó chủ tịch xã Phú Lộc nói: “Đó là tiền hỗ trợ diện tích đất của các hộ bị thiệt hại do đào mương thoát nước”. Nhưng khi PV hỏi tại sao người dân và Chủ tịch xã nói là tiền hỗ trợ thiệt hại lúa thì ông Chương lại nói: “Đó là lợi dụng cho dân, vì do lúa sâu bệnh nên đền bù luôn”.

Việc phát triển khu chăn nuôi tập trung theo quy hoạch, và các mô hình liên kết chăn nuôi là cần thiết cho phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân xóm Hồng Sơn cũng cần sự vào cuộc và có hưởng xứ lý kịp thời của các cấp nghành có liên quan để người dân yên tâm sản xuất.

Theo Nguyễn Bình - Trọng Dân (Đại lộ)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: hà tĩnh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 338


Hôm nayHôm nay : 30985

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 321390

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70548705