18:07 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh: Vùng giáo đi lên từ đất cát hoang hóa bạc màu

Thứ hai - 07/09/2015 04:56
(DNVN) - Được sự quan tâm của Chính phủ và sự đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh, vùng đất cát bạc màu vùng giáo xứ Làng Khe thuộc thôn Đại Tiến, xã Thạch Trị (huyện Thạch Hà-Hà Tĩnh) đang trở thành vùng đất đầy tiềm năng, màu mỡ trong phát triển kinh tế.

Những ngày đầu tháng 9, về với vùng giáo xứ Làng Khe thuộc thôn Đại Tiến, xã Thạch Trị (huyện Thạch Hà-Hà Tĩnh) mới thấy được không khí sôi nổi trong phong trào xây dựng nông thôn mới, chung sức đồng lòng phát triển kinh tế ngay trên quê hương vùng đất Thạch Trị nắng gió.

Được sự quan tâm của Chính phủ và sự đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh, vùng đất cát bạc màu nơi đây đang trở thành vùng đất đầy tiềm năng, màu mỡ trong phát triển kinh tế. Vùng cát trắng đầy nắng và gió đang có những Dự án lớn như “Trồng rau, củ, quả trên cát”, “Nuôi tôm, cá trên cát”…đã làm cho vùng quê nghèo giáo dân từng bước khởi sắc, tạo cơ hội cho bà con làm giàu ngay chính trên quê hương mình.

Khởi sắc nhờ chính sách của Nhà nước, đầu tư của tỉnh nhà

 

Đường vào Dự án “Nuôi tôm trên cát” đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ.
Đường vào Dự án “Nuôi tôm trên cát” đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ.

Giáo xứ Làng Khe có khoảng 200 hộ dân, 1.110 nhân khẩu, sinh sống nằm  mép vùng biển ngang, trước đây chủ yếu sống dựa vào nghề đi biển nhưng không được đầu tư nhiều, ngư dân bám biển chủ yếu bằng thuyền nan nên kinh tế khá vất vả, nhiều nam thanh niên lớn tuổi, có sức khỏe, học hành ít rời quê vào vùng biển Bình Thuận, Phú Quốc làm ăn.

Nhưng những năm lại đây, nhờ sự quan tâm của Chính phủ, đặc biệt là sự đầu tư của tỉnh nhà trong việc giúp người dân biết cách làm ăn, phát triển kinh tế ngay trên quê hương mình đã phần nào giáo dân đã thoát cái nghèo.

 

Đồng chí Võ Kim cự thăm cánh đồng rau trên cát
Đồng chí Võ Kim Cự thăm cánh đồng rau trên cát.

Từ vùng đất cát đồi trọc, nắng gió không biết trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp, như một sự phù phép giúp bà con, Dự án “Trồng rau củ quả trên cát” về với bà con đã phần nào tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân nơi đây.

Sự vui mừng đó như được nhân đôi khi Dự án “nuôi tôm trên cát” đã được triển khai, được Chính phủ hỗ trợ đường, điện để bà con xây hồ nuôi tôm. Bây giờ vùng giáo dân nơi đây, đã có của ăn của để nhờ sự quan tâm đúng lúc, đúng phương hướng của Chính phủ và tỉnh nhà.

Bà An vui mừng kể: “Ngày trước chỉ làm chỉ đủ ăn là may lắm rồi, nhà nào có con cái đi xa làm ăn thì còn đỡ còn bây giờ thì không chỉ đi biển mà còn trồng rau, nuôi tôm trên cát. Cảm ơn Đảng, Chính phủ, Nhà nước và đặc biệt sự quan tâm của tỉnh cho chúng tôi thêm công ăn việc làm, làm giàu trên quê hương mình”.

Ông Nguyễn Công Hường-Chủ tịch xã Thạch trị cho biết: “Vùng giáo dân ở đây làm kinh tế giỏi, đoàn kết cùng nhau làm ăn, vượt khó vươn lên làm giàu, biết cách tận dụng vào lợi thế của vùng, số lượng người dân tham gia vào các dự án nhằm phát triển kinh tế ngày càng tăng cao, đặc biệt là nuôi tôm”.

Chính nhờ các dự án lớn về với người dân mà thu nhập của người dân xã Thạch Trị nói chung cũng như bà con giáo nói riêng đều tăng cao. Mức thu nhập của người giáo dân trung bình 13 triệu đồng/người. Việc nuôi tôm trên cát là sự phát triển kinh tế bền vững cho người dân, không chỉ giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương mà còn giúp giáo dân quan tâm, phát triển kinh tế.

Niềm vui bà con nơi “vùng đất chết”  

Ngay từ Dự án trồng rau củ quả trên cát đến nuôi tôm trên cát, đến những Dự án nuôi tôm, cá công nghệ cao đã được người dân đồng tình cao, sự tuyên truyền tốt đã tạo sự đồng thuận trong nhân dân cao.

Đặc biệt, người dân nơi đây ý thức được rằng Dự án về là để giúp chính bà con xóa đói giảm nghèo, tăng thêm thu nhập, giải quyết việc làm. Bà con vùng giáo dân vui mừng với niềm vui chung của tỉnh nhà khi vùng đất cát bạc màu giờ đã mọc lên những luống rau củ quả mơn mởn, những hồ tôm, cá cho năng suất thu nhập cao.

 

: Những luống rau được trồng trên cát bạc màu đang được thu hoạch.
Những luống rau được trồng trên cát bạc màu đang được thu hoạch.

Và hơn hết bà con vùng giáo giờ đây đã có thể làm giàu ngay trên quê hương mình nhờ các Dự án về trên làng quê mình. Giờ  nhà nhà người người vùng giáo xứ Làng Khe đã tích cực tham gia phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng trên quê hương.

Vào thăm những hồ tôm sắp cho thu hoạch anh Hương vui mừng chia sẻ: “Có dự án về mà người dân vùng giáo chúng tôi biết cách làm ăn, tăng thêm thu nhập, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng là chuyện dễ làm lắm.

Chúng tôi rất mong tỉnh quan tâm, tạo điều kiện để người dân vùng giáo chúng tôi tiếp tục mở rộng quy mô, mô hình nuôi tôm tạo điều kiện để kinh tế vùng giáo nơi đây ổn định, phát triển hơn”.

Từ việc phát triển các mô hình nuôi tôm nhỏ lẻ, chế biến hải sản người dân vùng giáo xứ Làng Khe đã đoàn kết, chung sức chung lòng tạo dựng lên HTX Đại Tiến, vừa nuôi tôm, vừa chế biến. HTX là sự thể hiện ý chí, lòng quyết tâm trong phát triển kinh tế của bà con giáo dân nơi vùng đất cát bạc màu này.

Ngoài ra, vùng giáo dân còn có doanh nghiệp vừ nuôi, thu mua, chế biến tôm đang phát triển.
  Một sắc màu, một diện mạo đang dần sang trang cho vùng quê nghèo, hi vọng sẽ còn những dự án lớn về với “vùng đất chết” và những mong muốn làm giàu chính đáng trên quê hương mình của bà con sẽ sớm thành hiện thực. 

Có thể thấy rằng sự thiết thực và thành công của tỉnh Hà Tĩnh là đưa các Dự án vào vùng đất cát bạc màu, đã có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế “nơi vùng đất chết”. Đồng thời tạo thuận lợi cho bà con vùng giáo dân biết vận dụng thời cơ để phát huy tiềm lực tại chỗ, làm giàu trên chính quê hương mình. 

 
Lê Nga
theo http://doanhnghiepvn.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 344


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 990780

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71218095