10:21 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh chỉ đạo ngăn ngừa dịch cúm gia cầm xâm nhập vào địa bàn

Thứ hai - 06/03/2017 07:46
Nhằm chủ động ngăn ngừa dịch cúm gia cầm xâm nhập và lây truyền sang người, UBND tỉnh vừa yêu cầu các sở, ngành liên quan chỉ đạo các đơn vị chức năng ngăn chặn, bắt giữ gia cầm nhập lậu qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, mua bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt là các chợ đầu mối.

ha tinh chi dao ngan ngua dich cum gia cam xam nhap vao dia ban

Gia cầm cần được tiêm phòng đầy đủ để phòng ngừa dịch bệnh.

Theo đó, Sở NN&PTNT tăng cường giám sát dịch bệnh chủ động trên các đàn gia cầm và kịp thời thông báo cho ngành y tế khi phát hiện ổ dịch để phối hợp triển khai các biện pháp xử lý triệt để và ngăn ngừa lây truyền sang người.

Sở Y tế giám sát chặt chẽ tại các cửa khẩu để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; triển khai các biện pháp truyền thông cho hành khách xuất, nhập cảnh đi, đến vùng có dịch về các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp cấp tại các cơ sở y tế và cộng đồng. Lưu ý đối với các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết cần được điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để xét nghiệm và triển khai kịp thời các biện pháp cách ly, điều trị, phòng chống dịch. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thú y chia sẻ thông tin về tình hình dịch cúm trên gia cầm để chủ động triển khai các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm sang người và xử lý ổ dịch đúng quy định.

Sở TT&TT, các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp với ngành Y tế tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, ngăn ngừa cúm gia cầm lây lan sang người, như: Hạn chế tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; chỉ ăn thịt gia cầm khi đã được nấu chín kỹ, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; khuyến cáo người dân đi, đến từ vùng dịch bệnh cúm gia cầm chủ động theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm, điều trị kịp thời hạn chế các biến chứng, tử vong.

Sở Tài chính có kế hoạch cấp kinh phí phòng, chống dịch cho Sở Y tế và các đơn vị tham gia công tác phòng chống dịch ngay từ đầu năm để chủ động triển khai các hoạt động phòng chống dịch; bố trí kinh phí dự phòng để phục vụ khi có dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh.

 

Ông Đàm Xuân Thành – Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT)

   
 

Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các phòng, ban chức năng liên quan và các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nguy cơ, tác hại và các biện pháp phòng chống dịch Cúm A (H7N9); đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để người dân biết chủ động, tích cực tham gia có hiệu quả. Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ gia cầm không rõ nguồn gốc, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Phân công BCĐ phòng chống dịch giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các ổ dịch cúm gia cầm khi mới xuất hiện, tuyệt đối không được dấu dịch. Địa phương nào để dịch bệnh bùng phát thành dịch, lây lan thì Chủ tịch UBND cấp huyện địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Giao Sở Y tế theo dõi, giám sát, tổng họp, báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện, nhất là tình hình diễn biến và kết quả phòng chống khi có dịch xẩy ra theo đúng quy định hiện hành.

Tình hình dịch bệnh cúm A (H7N9) tại Trung Quốc hiện đang diễn biến phức tạp ở 13 tỉnh, thành phố với số mắc tăng cao đột biến, tỷ lệ tử vong cao (khoảng 40%); trong đó có tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây là nơi có nhiều giao lưu thương mại, du lịch với nước ta. Riêng trong 2 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã ghi nhận hơn 340 trường hợp mắc tạo thành đợt dịch thứ 5 kể từ năm 2013. Tích lũy từ tháng 3/2013 đến naỵ, Trung Quốc đã nghi nhận 1.183 trường hợp mắc. Các trường hợp mắc hầu hết đều có tiền sử phơi nhiễm với gia cầm sống tại các chợ buôn bán gia cầm hoặc với môi trường bị ô nhiễ.m do gia cầm bị nhiễm bệnh; hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền dễ dàng từ người sang người.

Đồng thời theo thông báo của Tổ chức Thú y quốc tế (OIE), trong tháng 1/2017 đã xảy ra một số ổ dịch cúm A (H5N1) trên gia cầm tại tỉnh Sveyrieng (Campuchia) là tỉnh có chung đường biên giới với nước ta. Vì vậy, khả năng xâm nhập của dịch bệnh vào nước ta là rất cao.

Theo H.X/baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: gia cầm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 449


Hôm nayHôm nay : 53445

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 806986

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64792930